Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Yale (Mỹ), một hành tinh mới đã được phát hiện nằm cách Trái đất 742 năm ánh sáng, có tên là TOI-1518b. Hành tinh TOI-1518b - là một dạng "Sao Mộc nóng'' quay cực nhanh, là một ứng cử viên tuyệt vời để tìm hiểu về bầu khí quyển các thế giới ngoài hệ Mặt Trời.Dù cách Trái đất khá xa tuy nhiên TOI-1518b vẫn để lộ các đặc tính khí quyển nhờ nó bị ''thổi phồng'', tức có bầu khí quyển nở ra hết mức do nhiệt độ quá cao, đồng thời lại được sao mẹ chiếu sáng rất mạnh.TOI-1518b nằm cách sao mẹ chỉ 0,04 đơn vị thiên văn, tức chỉ 4% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Khoảng cách quá gần khiến hành tinh này có nhiệt độ trung bình như ''hỏa ngục'': 2.219 độ C.Nhiệt độ quá cao khiến các kim loại cũng không thể tồn tại nổi dưới dạng rắn hay lỏng mà bị bốc hơi. Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu của rất nhiều... sắt bay hơi trong bầu khí quyển kỳ lạ này.Ngôi sao mẹ của TOI-1518 là một ngôi sao kiểu F quay nhanh, khối lượng gấp đôi Mặt Trời, thuộc chòm Tiên Vương. Bản thân TOI-1518 là một hành tinh khí khổng lồ giống Sao Mộc nhưng có kích thước to hơn 1,9 lần.Trước đó, hành tinh nóng nhất được các nhà khoa học phát hiện ra là KELT-9b với nhiệt độ bề mặt trên 4.300 độ C.Hành tinh cách Trái Đất khoảng 670 năm ánh sáng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng khóa thủy triều, có nghĩa một mặt của nó luôn quay về phía ngôi sao chủ. Ở nửa ban ngày, phân tử hydro bị rách thành nhiều mảnh trước khi tập trung ở nửa ban đêm, nơi chúng được tái hình thành.KELT-9b nằm trong nhóm "sao Mộc siêu nóng", những ngoại hành tinh có kích thước tương tự sao Mộc trong hệ Mặt Trời, nhưng quỹ đạo rất gần sao chủ. Kết quả là nhiệt độ của chúng cao đến mức có một số quá trình lý tính giống ngôi sao hơn là hành tinh.Với sự hỗ trợ của Spitzer, các nhà thiên văn học đo biến động ở nhiệt lượng do KELT-9b phát ra.Dù nửa ban ngày và nửa ban đêm của hành tinh luôn quay về một phía, nhóm nghiên cứu nhận thấy không có khác biệt lớn về nhiệt độ giữa hai nửa.Điều này chỉ ra nhiệt lượng có thể chuyển từ nửa này sang nửa kia. Mô hình vi tính cho thấy nhiều khả năng đó là do phân tử hydro bị kéo rách trong khí quyển ở nửa ban ngày trước khi tái hình thành ở nửa ban đêm.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Yale (Mỹ), một hành tinh mới đã được phát hiện nằm cách Trái đất 742 năm ánh sáng, có tên là TOI-1518b.
Hành tinh TOI-1518b - là một dạng "Sao Mộc nóng'' quay cực nhanh, là một ứng cử viên tuyệt vời để tìm hiểu về bầu khí quyển các thế giới ngoài hệ Mặt Trời.
Dù cách Trái đất khá xa tuy nhiên TOI-1518b vẫn để lộ các đặc tính khí quyển nhờ nó bị ''thổi phồng'', tức có bầu khí quyển nở ra hết mức do nhiệt độ quá cao, đồng thời lại được sao mẹ chiếu sáng rất mạnh.
TOI-1518b nằm cách sao mẹ chỉ 0,04 đơn vị thiên văn, tức chỉ 4% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Khoảng cách quá gần khiến hành tinh này có nhiệt độ trung bình như ''hỏa ngục'': 2.219 độ C.
Nhiệt độ quá cao khiến các kim loại cũng không thể tồn tại nổi dưới dạng rắn hay lỏng mà bị bốc hơi. Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu của rất nhiều... sắt bay hơi trong bầu khí quyển kỳ lạ này.
Ngôi sao mẹ của TOI-1518 là một ngôi sao kiểu F quay nhanh, khối lượng gấp đôi Mặt Trời, thuộc chòm Tiên Vương. Bản thân TOI-1518 là một hành tinh khí khổng lồ giống Sao Mộc nhưng có kích thước to hơn 1,9 lần.
Trước đó, hành tinh nóng nhất được các nhà khoa học phát hiện ra là KELT-9b với nhiệt độ bề mặt trên 4.300 độ C.
Hành tinh cách Trái Đất khoảng 670 năm ánh sáng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng khóa thủy triều, có nghĩa một mặt của nó luôn quay về phía ngôi sao chủ. Ở nửa ban ngày, phân tử hydro bị rách thành nhiều mảnh trước khi tập trung ở nửa ban đêm, nơi chúng được tái hình thành.
KELT-9b nằm trong nhóm "sao Mộc siêu nóng", những ngoại hành tinh có kích thước tương tự sao Mộc trong hệ Mặt Trời, nhưng quỹ đạo rất gần sao chủ. Kết quả là nhiệt độ của chúng cao đến mức có một số quá trình lý tính giống ngôi sao hơn là hành tinh.
Với sự hỗ trợ của Spitzer, các nhà thiên văn học đo biến động ở nhiệt lượng do KELT-9b phát ra.
Dù nửa ban ngày và nửa ban đêm của hành tinh luôn quay về một phía, nhóm nghiên cứu nhận thấy không có khác biệt lớn về nhiệt độ giữa hai nửa.
Điều này chỉ ra nhiệt lượng có thể chuyển từ nửa này sang nửa kia. Mô hình vi tính cho thấy nhiều khả năng đó là do phân tử hydro bị kéo rách trong khí quyển ở nửa ban ngày trước khi tái hình thành ở nửa ban đêm.