Ngôi sao khổng lồ AG Carinae còn có tên khác là HD 94910 này đã vài triệu năm tuổi, nằm cách Trái Đất 20.000 ánh sáng và thuộc chòm sao Carina.Ngôi sao khổng lồ AG Carinae trông như một con mắt quỷ từ vũ trụ, nó được coi là "vật thể quý hiếm" của vũ trụ, đang ở giữa cuộc giằng co giữa lực hấp dẫn khổng lồ và bức xạ để tránh hiện tượng tự hủy diệt.Bên ngoài ngôi sao AG Carinae có một lớp vỏ ma quái - là một tinh vân ngoạn mục - được hình thành bởi vật chất do ngôi sao tự đẩy ra từ những lần bùng nổ trong quá khứ.Phần tinh vân này rộng tới 5 năm ánh sáng, bằng khoảng cách từ Trái Đất đến "hệ mặt trời khác" gần nhất. Tinh vân này đã tồn tại tận 10.000 năm và là một lớp vỏ rỗng chứa nhiều khí và bụi.Tâm của tinh vân đã bị quét sạch bởi gió sao khắc nghiệt với tốc độ 200 km/giây. Tuy nhiên, ngôi sao AG Carinae vẫn đang tiến hóa, cho dù bản thân hiện tại đã vô cùng khổng lồ và mạnh mẽ.AG Carinae sẽ tồn tại khoảng 5 đến 6 triệu năm nữa và trong khoảng thời gian đó sẽ dần dần biến thành một sao Wolf-Rayet. Wolf-Rayet là tên một lớp sao "quái vật" cực hiếm của vũ trụ, sáng gấp hàng chục ngàn đến vài triệu lần Mặt Trời của chúng ta.Tinh vân là những đám mây bụi tập hợp lại với nhau do hấp dẫn (khối lượng chưa đủ để tạo thành ngôi sao hay một thiên thể lớn), hoặc cũng có thể là vật chất được phóng ra do sự kết thúc của một ngôi sao (nova, supernova).Các tinh vân thường tập trung thành những dải hẹp, dày từ vài chục đến vài trăm năm ánh sáng. Các tinh vân được hình thành từ các đám bụi trong vũ trụ do lực hấp dẫn hoặc cũng được hình thành do quá trình kết thúc của một ngôi sao, vật chất bên ngoài của nó sẽ được phóng ra, đồng thời hình thành một sao lùn.Tinh vân hành tinh hay đám mây hành tinh là một loại tinh vân phát quang chứa lớp vỏ khí ion hóa phát sáng sinh ra từ những sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn cuối của chúng.Đây là một hiện tượng tương đối ngắn ngủi, chỉ diễn ra vài chục ngàn năm, so với tuổi đời thông thường hàng tỉ năm của một ngôi sao.Những ngôi sao tồn tại bằng việc tiêu thụ nguồn năng lượng nhiệt hạch bên trong nó để tạo nên lực cân bằng với lực hấp dẫn. Khi không còn gì để tiêu thụ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi vật chất vào tâm khiến ngôi sao sụp đổ và kết thúc bằng một vụ nổ siêu tân tinh.Vụ nổ có nhiệt lượng vô cùng lớn, đốt cháy mọi vật chất và tạo nên những luồng plasma siêu nóng và sáng chói. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Ngôi sao khổng lồ AG Carinae còn có tên khác là HD 94910 này đã vài triệu năm tuổi, nằm cách Trái Đất 20.000 ánh sáng và thuộc chòm sao Carina.
Ngôi sao khổng lồ AG Carinae trông như một con mắt quỷ từ vũ trụ, nó được coi là "vật thể quý hiếm" của vũ trụ, đang ở giữa cuộc giằng co giữa lực hấp dẫn khổng lồ và bức xạ để tránh hiện tượng tự hủy diệt.
Bên ngoài ngôi sao AG Carinae có một lớp vỏ ma quái - là một tinh vân ngoạn mục - được hình thành bởi vật chất do ngôi sao tự đẩy ra từ những lần bùng nổ trong quá khứ.
Phần tinh vân này rộng tới 5 năm ánh sáng, bằng khoảng cách từ Trái Đất đến "hệ mặt trời khác" gần nhất. Tinh vân này đã tồn tại tận 10.000 năm và là một lớp vỏ rỗng chứa nhiều khí và bụi.
Tâm của tinh vân đã bị quét sạch bởi gió sao khắc nghiệt với tốc độ 200 km/giây. Tuy nhiên, ngôi sao AG Carinae vẫn đang tiến hóa, cho dù bản thân hiện tại đã vô cùng khổng lồ và mạnh mẽ.
AG Carinae sẽ tồn tại khoảng 5 đến 6 triệu năm nữa và trong khoảng thời gian đó sẽ dần dần biến thành một sao Wolf-Rayet. Wolf-Rayet là tên một lớp sao "quái vật" cực hiếm của vũ trụ, sáng gấp hàng chục ngàn đến vài triệu lần Mặt Trời của chúng ta.
Tinh vân là những đám mây bụi tập hợp lại với nhau do hấp dẫn (khối lượng chưa đủ để tạo thành ngôi sao hay một thiên thể lớn), hoặc cũng có thể là vật chất được phóng ra do sự kết thúc của một ngôi sao (nova, supernova).
Các tinh vân thường tập trung thành những dải hẹp, dày từ vài chục đến vài trăm năm ánh sáng. Các tinh vân được hình thành từ các đám bụi trong vũ trụ do lực hấp dẫn hoặc cũng được hình thành do quá trình kết thúc của một ngôi sao, vật chất bên ngoài của nó sẽ được phóng ra, đồng thời hình thành một sao lùn.
Tinh vân hành tinh hay đám mây hành tinh là một loại tinh vân phát quang chứa lớp vỏ khí ion hóa phát sáng sinh ra từ những sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn cuối của chúng.
Đây là một hiện tượng tương đối ngắn ngủi, chỉ diễn ra vài chục ngàn năm, so với tuổi đời thông thường hàng tỉ năm của một ngôi sao.
Những ngôi sao tồn tại bằng việc tiêu thụ nguồn năng lượng nhiệt hạch bên trong nó để tạo nên lực cân bằng với lực hấp dẫn. Khi không còn gì để tiêu thụ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi vật chất vào tâm khiến ngôi sao sụp đổ và kết thúc bằng một vụ nổ siêu tân tinh.
Vụ nổ có nhiệt lượng vô cùng lớn, đốt cháy mọi vật chất và tạo nên những luồng plasma siêu nóng và sáng chói. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh.