Đêm 11/10, mưa lớn khiến cả nửa quả đồi sạt xuống nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3, vùi lấp nhiều công nhân. Ngày 12/10, đoàn công tác 21 người tiến vào thủy điện Rào Trăng 3 để cứu hộ, tìm người bị nạn.Ngay ngày hôm sau, các lực lượng cứu hộ đã sử dụng hàng chục phương tiện, máy móc và hàng trăm nhân lực khơi thông tuyến, đi đến Trạm Kiểm lâm 67 và tiếp cận hiện trường nơi 13 cán bộ cứu hộ gặp nạn theo đường bộ 71.Tuy nhiên, ảnh hưởng của thời tiết và địa hình đồi núi khiến phương án tiếp cận hiện trường Thủy điện Rào Trăng 3 bằng trực thăng bị tạm dừng.Quân đội đã huy động hơn 1.000 người cùng hàng trăm phương tiện và trang thiết bị hiện đại để tiếp tục tìm kiếm những người mất tích ở trạm kiểm lâm 67 và mở đường vào hiện trường. Trong đó, công nghệ tầm nhiệt được áp dụng để tìm kiếm trên phạm vi rộng, nâng cao hiệu quả trong công tác cứu nạn, cứu hộ.Công nghệ tầm nhiệt được sử dụng để tìm người ở Thủy điện Rào Trăng 3 hiện là một trong những công nghệ hiện đại được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và nước ngoài.Các thiết bị có thể nhận biết được bức xạ và chụp lại hình ảnh của các mức sáng hồng ngoại mà mắt thường không thể thấy.Thiết bị hoạt động dựa vào việc nhận dạng thân nhiệt của thân thể sống như con người, động vật cùng các nguồn phát nhiệt khác, sau đó truyền hình ảnh trực tiếp đến người sử dụng để phục vụ cho công tác tìm kiếm.Hay nói các khác, trong phạm vi quan sát của camera nếu có vật thể nào phát ra nguồn nhiệt xuất hiện, cơ chế thông minh của thiết bị sẽ báo động cảnh báo bằng cách ghi lại hình ảnh gửi qua điện thoại thông minh kết nối, email kết nối.Công nghệ cảm ứng tầm nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, lắp đặt nhiều ở nơi có đông người, được đánh giá cao về độ nhanh nhạy trong công việc ghi hình và báo động. Bởi vậy, trong công tác tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3, công nghệ này có thể phát huy tác dụng giúp tìm người bị nạn.Những thiết bị tầm nhiệt cũng từng được nhiều nơi triển khai trong thời điểm COVID-19 bùng phát, nhằm xác định người nghi ngờ nhiễm bệnh thông qua hình ảnh nhiệt.Ngoài công nghệ hiện đại này, tỉnh TT Huế cho biết đã mời thêm lực lượng chuyên về flycam ở Hà Nội, TP HCM. Tuy tiếp cận được Rào Trăng 3 nhưng không phát hiện thêm được ai.Trước đó, chiều 14/10, lực lượng Công an tỉnh TT-Huế với hơn 60 cán bộ, chiến sĩ đã vượt đường sông, tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 4, Rào Trăng 3. Tổ chức cứu hộ, đưa vào bờ an toàn 19 công nhân, trong đó có 2 chuyên gia người Ấn Độ, và 1 thi thể công nhân lái máy của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.Hình ảnh hiện trường thủy điện Rào Trăng 3 từ trên cao - PLO
Đêm 11/10, mưa lớn khiến cả nửa quả đồi sạt xuống nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3, vùi lấp nhiều công nhân. Ngày 12/10, đoàn công tác 21 người tiến vào thủy điện Rào Trăng 3 để cứu hộ, tìm người bị nạn.
Ngay ngày hôm sau, các lực lượng cứu hộ đã sử dụng hàng chục phương tiện, máy móc và hàng trăm nhân lực khơi thông tuyến, đi đến Trạm Kiểm lâm 67 và tiếp cận hiện trường nơi 13 cán bộ cứu hộ gặp nạn theo đường bộ 71.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của thời tiết và địa hình đồi núi khiến phương án tiếp cận hiện trường Thủy điện Rào Trăng 3 bằng trực thăng bị tạm dừng.
Quân đội đã huy động hơn 1.000 người cùng hàng trăm phương tiện và trang thiết bị hiện đại để tiếp tục tìm kiếm những người mất tích ở trạm kiểm lâm 67 và mở đường vào hiện trường. Trong đó, công nghệ tầm nhiệt được áp dụng để tìm kiếm trên phạm vi rộng, nâng cao hiệu quả trong công tác cứu nạn, cứu hộ.
Công nghệ tầm nhiệt được sử dụng để tìm người ở Thủy điện Rào Trăng 3 hiện là một trong những công nghệ hiện đại được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và nước ngoài.
Các thiết bị có thể nhận biết được bức xạ và chụp lại hình ảnh của các mức sáng hồng ngoại mà mắt thường không thể thấy.
Thiết bị hoạt động dựa vào việc nhận dạng thân nhiệt của thân thể sống như con người, động vật cùng các nguồn phát nhiệt khác, sau đó truyền hình ảnh trực tiếp đến người sử dụng để phục vụ cho công tác tìm kiếm.
Hay nói các khác, trong phạm vi quan sát của camera nếu có vật thể nào phát ra nguồn nhiệt xuất hiện, cơ chế thông minh của thiết bị sẽ báo động cảnh báo bằng cách ghi lại hình ảnh gửi qua điện thoại thông minh kết nối, email kết nối.
Công nghệ cảm ứng tầm nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, lắp đặt nhiều ở nơi có đông người, được đánh giá cao về độ nhanh nhạy trong công việc ghi hình và báo động. Bởi vậy, trong công tác tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3, công nghệ này có thể phát huy tác dụng giúp tìm người bị nạn.
Những thiết bị tầm nhiệt cũng từng được nhiều nơi triển khai trong thời điểm COVID-19 bùng phát, nhằm xác định người nghi ngờ nhiễm bệnh thông qua hình ảnh nhiệt.
Ngoài công nghệ hiện đại này, tỉnh TT Huế cho biết đã mời thêm lực lượng chuyên về flycam ở Hà Nội, TP HCM. Tuy tiếp cận được Rào Trăng 3 nhưng không phát hiện thêm được ai.
Trước đó, chiều 14/10, lực lượng Công an tỉnh TT-Huế với hơn 60 cán bộ, chiến sĩ đã vượt đường sông, tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 4, Rào Trăng 3. Tổ chức cứu hộ, đưa vào bờ an toàn 19 công nhân, trong đó có 2 chuyên gia người Ấn Độ, và 1 thi thể công nhân lái máy của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.
Hình ảnh hiện trường thủy điện Rào Trăng 3 từ trên cao - PLO