Giáo sư Wake Smith công tác tại Đại học Yale, Mỹ là tác giả chính của nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Communications. Theo ông, nhóm chuyên gia đang nghiên cứu kế hoạch dùng máy bay phản lực phun các hạt aerosol siêu nhỏ vào khí quyển để "tái đông lạnh" khu vực xung quanh 2 vùng cực là Bắc Cực và Nam Cực.Theo đó, các chuyên gia dự định sử dụng công nghệ can thiệp khí hậu Phun aerosol tầng bình lưu (SAI). Mục tiêu của kế hoạch là nhằm làm giảm sự nóng lên toàn cầu.SAI là phương án khoa học mô phỏng lại quá trình làm mát của núi lửa sau khi phun trào. Khi ấy, máy bay phản lực sẽ mang theo các hạt SO2 siêu nhỏ phun vào khí quyển. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu và mô hình SAI đều tập trung trên toàn cầu nhưng kế hoạch mới nhất chỉ nhắm vào các vùng xung quanh Bắc Cực và Nam Cực.Các máy bay sẽ có nhiệm vụ phun đám mây gồm các hạt SO2 cực nhỏ ở độ cao 13 km, 60 độ vĩ bắc và nam, ngăn nhiệt từ ánh sáng Mặt trời chiếu xuống 2 vùng cực. Nhờ vậy, những nơi này sẽ giảm khoảng 2 độ C mỗi năm.Các nhà nghiên cứu cho rằng, kế hoạch trên còn có thể làm chậm hoặc đảo ngược tình trạng mực nước biển dâng nếu băng ở hai cực tan nhanh.Ước tính, chi phí cho kế hoạch này khoảng 11 tỉ USD mỗi năm, tức chưa bằng 1/3 chi phí hạ nhiệt 2 độ C toàn bộ Trái đất bằng các biện pháp khác.Dù vậy, nhóm nghiên cứu cho hay kế hoạch "tái đông lạnh" 2 vùng cực không phải là sự thay thế cho các chiến lược ngăn chặn biến đổi khí hậu khác, bao gồm giảm thiểu lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.Các chuyên gia cho hay kế hoạch trên sẽ nhắm mục tiêu vào các vùng cận cực thay vì can thiệp trên phạm vi toàn cầu.Thế nhưng, một số chuyên gia lo ngại kế hoạch kế hoạch "tái đông lạnh" 2 vùng cực có thể đem đến nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Trong số này có việc bơm hợp chất lưu huỳnh vào tầng bình lưu có thể ảnh hưởng đến nồng độ ozon thông qua một số tác động khác nhau. Khi ấy, sự việc này có thể làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phục hồi lỗ thủng ozon ở Nam Cực.Thêm nữa, SO2 kết hợp với phân tử nước đủ nặng sẽ rơi xuống Trái đất dưới dạng mưa axit. Khi ấy, mọi sinh vật trên Trái đất có thể gặp nguy hiểm. Thậm chí là cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng khi khí SO2 gây khó thở, dẫn tới một số căn bệnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt... Thêm nữa, khi SO2 tạo thành mưa axit rơi xuống Trái đất sẽ có thể phá hủy hệ sinh thái và môi trường tự nhiên.Mời độc giả xem video: Giá lạnh đóng băng Châu Âu. Nguồn: THĐT1.
Giáo sư Wake Smith công tác tại Đại học Yale, Mỹ là tác giả chính của nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Communications. Theo ông, nhóm chuyên gia đang nghiên cứu kế hoạch dùng máy bay phản lực phun các hạt aerosol siêu nhỏ vào khí quyển để "tái đông lạnh" khu vực xung quanh 2 vùng cực là Bắc Cực và Nam Cực.
Theo đó, các chuyên gia dự định sử dụng công nghệ can thiệp khí hậu Phun aerosol tầng bình lưu (SAI). Mục tiêu của kế hoạch là nhằm làm giảm sự nóng lên toàn cầu.
SAI là phương án khoa học mô phỏng lại quá trình làm mát của núi lửa sau khi phun trào. Khi ấy, máy bay phản lực sẽ mang theo các hạt SO2 siêu nhỏ phun vào khí quyển. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu và mô hình SAI đều tập trung trên toàn cầu nhưng kế hoạch mới nhất chỉ nhắm vào các vùng xung quanh Bắc Cực và Nam Cực.
Các máy bay sẽ có nhiệm vụ phun đám mây gồm các hạt SO2 cực nhỏ ở độ cao 13 km, 60 độ vĩ bắc và nam, ngăn nhiệt từ ánh sáng Mặt trời chiếu xuống 2 vùng cực. Nhờ vậy, những nơi này sẽ giảm khoảng 2 độ C mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, kế hoạch trên còn có thể làm chậm hoặc đảo ngược tình trạng mực nước biển dâng nếu băng ở hai cực tan nhanh.
Ước tính, chi phí cho kế hoạch này khoảng 11 tỉ USD mỗi năm, tức chưa bằng 1/3 chi phí hạ nhiệt 2 độ C toàn bộ Trái đất bằng các biện pháp khác.
Dù vậy, nhóm nghiên cứu cho hay kế hoạch "tái đông lạnh" 2 vùng cực không phải là sự thay thế cho các chiến lược ngăn chặn biến đổi khí hậu khác, bao gồm giảm thiểu lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.
Các chuyên gia cho hay kế hoạch trên sẽ nhắm mục tiêu vào các vùng cận cực thay vì can thiệp trên phạm vi toàn cầu.
Thế nhưng, một số chuyên gia lo ngại kế hoạch kế hoạch "tái đông lạnh" 2 vùng cực có thể đem đến nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Trong số này có việc bơm hợp chất lưu huỳnh vào tầng bình lưu có thể ảnh hưởng đến nồng độ ozon thông qua một số tác động khác nhau. Khi ấy, sự việc này có thể làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phục hồi lỗ thủng ozon ở Nam Cực.
Thêm nữa, SO2 kết hợp với phân tử nước đủ nặng sẽ rơi xuống Trái đất dưới dạng mưa axit. Khi ấy, mọi sinh vật trên Trái đất có thể gặp nguy hiểm. Thậm chí là cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng khi khí SO2 gây khó thở, dẫn tới một số căn bệnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt... Thêm nữa, khi SO2 tạo thành mưa axit rơi xuống Trái đất sẽ có thể phá hủy hệ sinh thái và môi trường tự nhiên.
Mời độc giả xem video: Giá lạnh đóng băng Châu Âu. Nguồn: THĐT1.