Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và công nghệ Bình Phước mới chủ trì họp Hội đồng tư vấn đã đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài chuối chân voi tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước". Đề tài do Kỹ sư Khương Hữu Thắng - Ban Quản lý vườn quốc gia Bù Gia Mập làm chủ nhiệm. Ảnh: Bình Phước Online.Vườn quốc gia Bù Bù Gia Mập hiện có 12 cây chuối chân voi. Chúng phân bố rải rác ở những khu vực cục bộ và các thôn vùng đệm giáp với vườn.Việc bảo tồn nguồn gen quý của loài chuối chân voi được nhóm tác giả tiến hành nhân giống tạo cây con bằng phương pháp ươm hạt trong túi bầu polyme; cấy mô tế bào thực vật để tạo cây con... Ảnh: Bình Phước Online.Sau gần 3 năm nghiên cứu, đề tài do Kỹ sư Khương Hữu Thắng - Ban Quản lý vườn quốc gia Bù Gia Mập làm chủ nhiệm cho kết quả khả quan góp phần bảo vệ loài gene quý hiếm của loài chuối chân voi. Ảnh: Bình Phước Online.Trong cuộc họp, các nhà khoa học và Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh đánh giá cao công tác nghiên cứu, nhân giống cũng như triển khai các mô hình trồng tập trung và trồng phục hồi chuối chân voi tại rừng tự nhiên của nhóm tác giả. Ảnh: Bình Phước Online.Đồng thời, nhóm tác giả đề nghị tỉnh Bình Phước tiếp tục cho triển khai nghiên cứu đưa ra các mô hình trồng phù hợp, hiệu quả, từ đó làm cơ sở ứng dụng ra người dân địa phương gây trồng và phát triển loài chuối chân voi... Tại cuộc họp, Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh bình Phước đã bỏ phiếu thống nhất nghiệm thu đề tài cho nhóm tác giả. Ảnh: Bình Phước Online.Chuối chân voi có tên khoa học là Ensete glaucum (Roxb.) Cheesman hay còn được gọi với những tên khác là chuối cô đơn, chuối mồ côi, chuối bạc hà. Ảnh: Bình Phước Online.Tên gọi chuối chân voi xuất phát từ hình thái cũng như đặc điểm sinh thái học của loài chuối chân voi rất đặc biệt, phần gốc phình to như chân voi. Ảnh: Bình Phước Online.Ngoài chức năng về đa dạng môi trường sinh thái, chuối chân voi còn được sử dụng làm dược liệu, có tác dụng trong y học dân gian điều trị một số bệnh bao gồm: tiêu hóa, sỏi thận, sưng tay chân, phù thủng, viêm loét dạ dày, trị dị ứng da và một số bệnh nhiễm giun, sán ở trẻ em. Ảnh: Bình Phước Online.Chuối chân voi là loài thực vật sống độc lập, chỉ tái sinh duy nhất bằng nảy mầm, phân bố không phổ biến, lại có tác dụng y học nên bị người dân khai thác cạn kiệt. Vì vậy, cơ quan chức năng và các chuyên gia trong thời gian qua lên kế hoạch và thực hiện bảo tồn, phát triển loài chuối này. Ảnh: Báo Bình Phước.Mời độc giả xem video: Buồng chuối gần 100 nải ở Khánh Hòa. Nguồn: VTV24.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và công nghệ Bình Phước mới chủ trì họp Hội đồng tư vấn đã đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài chuối chân voi tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước". Đề tài do Kỹ sư Khương Hữu Thắng - Ban Quản lý vườn quốc gia Bù Gia Mập làm chủ nhiệm. Ảnh: Bình Phước Online.
Vườn quốc gia Bù Bù Gia Mập hiện có 12 cây chuối chân voi. Chúng phân bố rải rác ở những khu vực cục bộ và các thôn vùng đệm giáp với vườn.
Việc bảo tồn nguồn gen quý của loài chuối chân voi được nhóm tác giả tiến hành nhân giống tạo cây con bằng phương pháp ươm hạt trong túi bầu polyme; cấy mô tế bào thực vật để tạo cây con... Ảnh: Bình Phước Online.
Sau gần 3 năm nghiên cứu, đề tài do Kỹ sư Khương Hữu Thắng - Ban Quản lý vườn quốc gia Bù Gia Mập làm chủ nhiệm cho kết quả khả quan góp phần bảo vệ loài gene quý hiếm của loài chuối chân voi. Ảnh: Bình Phước Online.
Trong cuộc họp, các nhà khoa học và Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh đánh giá cao công tác nghiên cứu, nhân giống cũng như triển khai các mô hình trồng tập trung và trồng phục hồi chuối chân voi tại rừng tự nhiên của nhóm tác giả. Ảnh: Bình Phước Online.
Đồng thời, nhóm tác giả đề nghị tỉnh Bình Phước tiếp tục cho triển khai nghiên cứu đưa ra các mô hình trồng phù hợp, hiệu quả, từ đó làm cơ sở ứng dụng ra người dân địa phương gây trồng và phát triển loài chuối chân voi... Tại cuộc họp, Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh bình Phước đã bỏ phiếu thống nhất nghiệm thu đề tài cho nhóm tác giả. Ảnh: Bình Phước Online.
Chuối chân voi có tên khoa học là Ensete glaucum (Roxb.) Cheesman hay còn được gọi với những tên khác là chuối cô đơn, chuối mồ côi, chuối bạc hà. Ảnh: Bình Phước Online.
Tên gọi chuối chân voi xuất phát từ hình thái cũng như đặc điểm sinh thái học của loài chuối chân voi rất đặc biệt, phần gốc phình to như chân voi. Ảnh: Bình Phước Online.
Ngoài chức năng về đa dạng môi trường sinh thái, chuối chân voi còn được sử dụng làm dược liệu, có tác dụng trong y học dân gian điều trị một số bệnh bao gồm: tiêu hóa, sỏi thận, sưng tay chân, phù thủng, viêm loét dạ dày, trị dị ứng da và một số bệnh nhiễm giun, sán ở trẻ em. Ảnh: Bình Phước Online.
Chuối chân voi là loài thực vật sống độc lập, chỉ tái sinh duy nhất bằng nảy mầm, phân bố không phổ biến, lại có tác dụng y học nên bị người dân khai thác cạn kiệt. Vì vậy, cơ quan chức năng và các chuyên gia trong thời gian qua lên kế hoạch và thực hiện bảo tồn, phát triển loài chuối này. Ảnh: Báo Bình Phước.
Mời độc giả xem video: Buồng chuối gần 100 nải ở Khánh Hòa. Nguồn: VTV24.