Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau, cho biết con chim cú cá (còn gọi là Dù dì phương Đông) mới xuất hiện ở Vườn.Theo ông Lê Văn Dũng, chim cú cá là một loài chim quý hiếm ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - nơi ghi nhận có ít nhất 4 cá thể Dù dì phương Đông (gồm chim bố, mẹ và 2 chim con).Ông Lê Văn Dũng cho hay vào gần 1 năm trước đã cùng với đồng nghiệp đi kiểm tra rừng thì phát hiện chim cú cá con trên tổ rơi xuống đất bùn. Tổ của chúng bị rơi có thể là do mưa to, dông lốc.Khi nhìn thấy vậy, ông Dũng đã đem con chim cú cá con về và cho vào lồng nuôi. Sau đó, ông phát hiện chim bố mẹ mang mồi đến cho chim con ăn vào hàng đêm. Khoảng 3 tuần sau, con chim cú cá con biết bay nên ông Dũng thả về môi trường tự nhiên. Theo Tiền Phong, ông Lê Văn Dũng còn thông tin thêm, nhiều nhà điểu học, trong đó không ít người từ Hà Nội đã bay vào Cà Mau để chụp ảnh chim cú cá làm tư liệu nghiên cứu.Chim cú cá hay còn gọi Dù dì phương Đông thuộc nhóm IIB (động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế).Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì nhóm IIB là loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.Dù dì phương Đông có tên khoa học là Ketupa zeylonensis orientalis. Loài này thường làm tổ làm ở kẽ đá, hốc cây.Đây là loài cú mèo lớn, lông tai của Dù dì phương Đông có màu nâu hay nâu đỏ, có nhiều vệt đen ở phía lưng. Chúng có tai cụp, chân không phủ lông và mắt màu da cam. Dù dì phương Đông chủ yếu hoạt động vào ban đêm.Loài này phân bố ở Đông Bắc Mianmar, nam Trung Quốc, bắc Thái Lan và Đông Dương. Tại Việt Nam, Dù dì phương Đông phân bố ở các khu vực: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.Mùa sinh sản của Dù dì phương Đông là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mỗi lần chúng đẻ 1 - 2 trứng.Mời độc giả xem video: Người đàn ông bỏ 10 tỷ đồng cho thú chơi chim. Nguồn: VTV24.
Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau, cho biết con chim cú cá (còn gọi là Dù dì phương Đông) mới xuất hiện ở Vườn.
Theo ông Lê Văn Dũng, chim cú cá là một loài chim quý hiếm ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - nơi ghi nhận có ít nhất 4 cá thể Dù dì phương Đông (gồm chim bố, mẹ và 2 chim con).
Ông Lê Văn Dũng cho hay vào gần 1 năm trước đã cùng với đồng nghiệp đi kiểm tra rừng thì phát hiện chim cú cá con trên tổ rơi xuống đất bùn. Tổ của chúng bị rơi có thể là do mưa to, dông lốc.
Khi nhìn thấy vậy, ông Dũng đã đem con chim cú cá con về và cho vào lồng nuôi. Sau đó, ông phát hiện chim bố mẹ mang mồi đến cho chim con ăn vào hàng đêm. Khoảng 3 tuần sau, con chim cú cá con biết bay nên ông Dũng thả về môi trường tự nhiên. Theo Tiền Phong, ông Lê Văn Dũng còn thông tin thêm, nhiều nhà điểu học, trong đó không ít người từ Hà Nội đã bay vào Cà Mau để chụp ảnh chim cú cá làm tư liệu nghiên cứu.
Chim cú cá hay còn gọi Dù dì phương Đông thuộc nhóm IIB (động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế).
Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì nhóm IIB là loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Dù dì phương Đông có tên khoa học là Ketupa zeylonensis orientalis. Loài này thường làm tổ làm ở kẽ đá, hốc cây.
Đây là loài cú mèo lớn, lông tai của Dù dì phương Đông có màu nâu hay nâu đỏ, có nhiều vệt đen ở phía lưng. Chúng có tai cụp, chân không phủ lông và mắt màu da cam. Dù dì phương Đông chủ yếu hoạt động vào ban đêm.
Loài này phân bố ở Đông Bắc Mianmar, nam Trung Quốc, bắc Thái Lan và Đông Dương. Tại Việt Nam, Dù dì phương Đông phân bố ở các khu vực: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.
Mùa sinh sản của Dù dì phương Đông là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mỗi lần chúng đẻ 1 - 2 trứng.
Mời độc giả xem video: Người đàn ông bỏ 10 tỷ đồng cho thú chơi chim. Nguồn: VTV24.