Sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chim cổ rắn, còn có tên khác là điên điển phương Đông (Anhinga melanogaster), là một loài chim bản địa độc đáo của Việt Nam.Chim trưởng thành của loài này có phần trên lưng màu đen nhạt, từng lông cũng có vạch nhạt hơn. Lưng dưới, hông, trên đuôi, đuôi và mặt dưới thân đen. Mặt lưng có ánh xanh. Mút đuôi nâu nhạt.Đầu chim có một dải màu trắng kéo dài bắt đầu từ mắt chạy suốt bên cổ, cằm và họng màu trắng điểm lấm tấm nâu. Phần còn lại của đầu và cổ màu nâu, từng lông có vạch nhỏ nhạt hơn. Mỏ nâu vàng.Đặc điểm nổi bật của chim cổ rắn là chiếc cổ rất dài và linh hoạt. Cấu trúc của cổ đặc trưng ở các cơ phát triển mạnh tại một điểm gấp khúc ở đốt sống cổ thứ 8 và thứ 9.Cấu tạo đặc biệt của cổ loài chim này cho phép chúng uốn cong cổ và phóng về phía trước với tốc độ nhanh, lực mạnh để xiên cá dưới nước.Đời sống của chim cổ rắn gắn liền với môi trường nước. Chúng có tập tính kiếm ăn cùng với các loài chim cốc ở những bãi bồi ngập nước ven biển. Thức ăn chính chim cổ rắn là cá, tôm, lưỡng cư nhỏ.Giống như chim cốc, chim cổ rắn có bộ lông thấm nước và nó thường được nhìn thấy khi đậu trên tảng đá hoặc cành cây với đôi cánh dang ra để hong khô.Trong tự nhiên, chim cố rắn thường sinh sống ở các vùng đất ngập nước có nhiều loài chim khác quần tụ (sân chim). Tổ của chúng thường ở vị trí cao nhất so với tổ của các loài khác trong cùng địa điểm.Mùa sinh sản hàng năm của chim cổ rắn kèo dài từ tháng 5-8. Thời gian làm tổ từ 14-17 ngày. Đẻ 3-4 trứng, số ngày ấp trứng từ 25-27 ngày. Chúng thường sống thành từng đôi ngay cả ngoài mùa sinh sản.Tại Việt Nam, trước năm 1990, có thể gặp chim cổ rắn tại hầu như khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay chỉ còn gặp tại một vài sân chim với số lượng rất ít ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp.Trên thế giới, loài chim này phân bố ở khu vực Nam Á và và Đông Nam Á, gồm cả hải đảo. Số lượng của chúng đang suy giảm ở nhiều nơi do các hoạt động của con người như chặt cây, lấy trứng, bắt chim non.Trong Sách Đỏ của IUCN, chim cổ rắn nằm trong diện loài Sắp bị đe dọa.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chim cổ rắn, còn có tên khác là điên điển phương Đông (Anhinga melanogaster), là một loài chim bản địa độc đáo của Việt Nam.
Chim trưởng thành của loài này có phần trên lưng màu đen nhạt, từng lông cũng có vạch nhạt hơn. Lưng dưới, hông, trên đuôi, đuôi và mặt dưới thân đen. Mặt lưng có ánh xanh. Mút đuôi nâu nhạt.
Đầu chim có một dải màu trắng kéo dài bắt đầu từ mắt chạy suốt bên cổ, cằm và họng màu trắng điểm lấm tấm nâu. Phần còn lại của đầu và cổ màu nâu, từng lông có vạch nhỏ nhạt hơn. Mỏ nâu vàng.
Đặc điểm nổi bật của chim cổ rắn là chiếc cổ rất dài và linh hoạt. Cấu trúc của cổ đặc trưng ở các cơ phát triển mạnh tại một điểm gấp khúc ở đốt sống cổ thứ 8 và thứ 9.
Cấu tạo đặc biệt của cổ loài chim này cho phép chúng uốn cong cổ và phóng về phía trước với tốc độ nhanh, lực mạnh để xiên cá dưới nước.
Đời sống của chim cổ rắn gắn liền với môi trường nước. Chúng có tập tính kiếm ăn cùng với các loài chim cốc ở những bãi bồi ngập nước ven biển. Thức ăn chính chim cổ rắn là cá, tôm, lưỡng cư nhỏ.
Giống như chim cốc, chim cổ rắn có bộ lông thấm nước và nó thường được nhìn thấy khi đậu trên tảng đá hoặc cành cây với đôi cánh dang ra để hong khô.
Trong tự nhiên, chim cố rắn thường sinh sống ở các vùng đất ngập nước có nhiều loài chim khác quần tụ (sân chim). Tổ của chúng thường ở vị trí cao nhất so với tổ của các loài khác trong cùng địa điểm.
Mùa sinh sản hàng năm của chim cổ rắn kèo dài từ tháng 5-8. Thời gian làm tổ từ 14-17 ngày. Đẻ 3-4 trứng, số ngày ấp trứng từ 25-27 ngày. Chúng thường sống thành từng đôi ngay cả ngoài mùa sinh sản.
Tại Việt Nam, trước năm 1990, có thể gặp chim cổ rắn tại hầu như khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay chỉ còn gặp tại một vài sân chim với số lượng rất ít ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp.
Trên thế giới, loài chim này phân bố ở khu vực Nam Á và và Đông Nam Á, gồm cả hải đảo. Số lượng của chúng đang suy giảm ở nhiều nơi do các hoạt động của con người như chặt cây, lấy trứng, bắt chim non.
Trong Sách Đỏ của IUCN, chim cổ rắn nằm trong diện loài Sắp bị đe dọa.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.