Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA là một chương trình hợp tác về vật lý thiên văn và vật lý hạt, được hợp tác phát triển bởi Bộ Năng lượng Mỹ với các tổ chức khoa học và các đối tác có những đóng góp quan trọng ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, Thụy Điển và Mỹ.Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện khả năng đặc biệt của FERMI đó là lợi thế tia gamma. Trước đây, các sự kiện cực đoan của vũ trụ như sự va chạm của các sao xung, sự hợp nhất của các lỗ đen quái vật... thường được dò tìm bởi các kính viễn vọng vô tuyến.Nhưng các sự kiện nói trên thường tạo ra cả một biển sóng hấp dẫn, làm không - thời gian phải bị biến dạng, gợn sóng. Các nhà thiên văn học đã tìm kiếm các sóng này suốt hàng thập kỷ.Tuy nhiên biển sóng hấp dẫn sẽ bị thay đổi một cách tinh vi khi đến được Trái Đất dẫn tới những sai số nhất định khi tìm hiểu về các "quái vật" vũ trụ này.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Aditya Parthasarathy và tiến sĩ Michael Kramer từ Viện Thiên văn vô tuyến Max Planck (Bonn, Đức) cho biết, tia gamma từ FERMI đem lại lợi ích bất ngờ.Nó là dạng ánh sáng năng lượng cao nhất nên "thấy" được cả những vật thể mà kính viễn vọng vô tuyến khó quan sát và luôn cho góc nhìn rõ ràng hơn.Theo tiến sĩ Matthew Kerr, nhà vật lý từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (Washington - Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết FERMI đã giúp họ tóm được hơn 100 sao xung cho đến nay - là dạng sao "xác chết" neutron quay cực nhanh, cực mạnh.Sao xung (hay pulsar) là các sao neutron xoay rất nhanh, nó biểu hiện như một nguồn sóng radio, được phát ra đều đặn ở các chu kì ngắn.Cường độ bức xạ thay đổi theo một chu kì đều, điều này chỉ ra chuyển động xoay của ngôi sao. Sao Neutron xoay nhanh đến mức lực li tâm làm biến dạng bức xạ của sao thành hình nón đôi, với đỉnh chung ở tâm sao.Bức xạ hình nón này xoay tròn và chỉ quét qua một phần không gian vũ trụ, bởi thế không phải sao pulsar nào cũng thấy được, kể cả khi nó ở rất gần Trái Đất.Trên thực tế, kính thiên văn Fermi đã trở thành công cụ khoa học hàng đầu để quan sát các vụ nổ tia gamma (GRB) – những tia gamma chớp nhoáng, cường độ cao xuất phát từ khắp bầu trời, cho thấy hầu hết chúng đều bắt nguồn từ bên ngoài Ngân hà.Kính thiên văn Fermi có một vị trí đặc biệt: Vì nó quay quanh Trái đất nên nó có thể dễ dàng và liên tục quét toàn bộ bầu trời. Điều này cho phép các nhà thiên văn học không chỉ nắm bắt được một lần các sự kiện năng lượng cao mà còn có thể cảm nhận được cường độ chung của tia gamma đến từ mọi nơi xung quanh chúng ta.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA là một chương trình hợp tác về vật lý thiên văn và vật lý hạt, được hợp tác phát triển bởi Bộ Năng lượng Mỹ với các tổ chức khoa học và các đối tác có những đóng góp quan trọng ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, Thụy Điển và Mỹ.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện khả năng đặc biệt của FERMI đó là lợi thế tia gamma. Trước đây, các sự kiện cực đoan của vũ trụ như sự va chạm của các sao xung, sự hợp nhất của các lỗ đen quái vật... thường được dò tìm bởi các kính viễn vọng vô tuyến.
Nhưng các sự kiện nói trên thường tạo ra cả một biển sóng hấp dẫn, làm không - thời gian phải bị biến dạng, gợn sóng. Các nhà thiên văn học đã tìm kiếm các sóng này suốt hàng thập kỷ.
Tuy nhiên biển sóng hấp dẫn sẽ bị thay đổi một cách tinh vi khi đến được Trái Đất dẫn tới những sai số nhất định khi tìm hiểu về các "quái vật" vũ trụ này.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Aditya Parthasarathy và tiến sĩ Michael Kramer từ Viện Thiên văn vô tuyến Max Planck (Bonn, Đức) cho biết, tia gamma từ FERMI đem lại lợi ích bất ngờ.
Nó là dạng ánh sáng năng lượng cao nhất nên "thấy" được cả những vật thể mà kính viễn vọng vô tuyến khó quan sát và luôn cho góc nhìn rõ ràng hơn.
Theo tiến sĩ Matthew Kerr, nhà vật lý từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (Washington - Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết FERMI đã giúp họ tóm được hơn 100 sao xung cho đến nay - là dạng sao "xác chết" neutron quay cực nhanh, cực mạnh.
Sao xung (hay pulsar) là các sao neutron xoay rất nhanh, nó biểu hiện như một nguồn sóng radio, được phát ra đều đặn ở các chu kì ngắn.
Cường độ bức xạ thay đổi theo một chu kì đều, điều này chỉ ra chuyển động xoay của ngôi sao. Sao Neutron xoay nhanh đến mức lực li tâm làm biến dạng bức xạ của sao thành hình nón đôi, với đỉnh chung ở tâm sao.
Bức xạ hình nón này xoay tròn và chỉ quét qua một phần không gian vũ trụ, bởi thế không phải sao pulsar nào cũng thấy được, kể cả khi nó ở rất gần Trái Đất.
Trên thực tế, kính thiên văn Fermi đã trở thành công cụ khoa học hàng đầu để quan sát các vụ nổ tia gamma (GRB) – những tia gamma chớp nhoáng, cường độ cao xuất phát từ khắp bầu trời, cho thấy hầu hết chúng đều bắt nguồn từ bên ngoài Ngân hà.
Kính thiên văn Fermi có một vị trí đặc biệt: Vì nó quay quanh Trái đất nên nó có thể dễ dàng và liên tục quét toàn bộ bầu trời. Điều này cho phép các nhà thiên văn học không chỉ nắm bắt được một lần các sự kiện năng lượng cao mà còn có thể cảm nhận được cường độ chung của tia gamma đến từ mọi nơi xung quanh chúng ta.