Hệ thống phối ghép đôi loa cổ Vitavox CN-191 với bộ ampli đèn do chính chủ nhân lắp rápPreamp đèn chạy bóng 26 với cặp biến thế xuất âm rất hiếm của hãng Bartolucci (Ý)Poweramp sử dụng 2 bóng 211 United, biến thế Tango X-10S đời đầu, 5 bóng nắn Western Electronic 274A, tụ Black Gate WKZ được lắp theo mạch của huyền thoại Audio Note Kondo OngakuCận cảnh dàn đèn nắn Western 274A và dàn tụ Black Gate KWZ là những linh kiện rất giá trị.Biến thế xuất âm Bartolucci - Ý chế tạo dành riêng cho đèn 26.Mâm đĩa than Micro Seiki BL111LCartridge Ortofon SPU A90Vintage Audio là một trong những nhánh chơi âm thanh phát triển rất mạnh trên thế giới và cả Việt Nam.Chơi đồ âm thanh xưa không chỉ đơn thuần là hướng đến những hoài niệm về chất âm mộc mạc của thời analog với cassette, đĩa nhựa, băng cối hay ngoại hình và cấu tạo độc đáo của những món đồ có tuổi đời lên đến 50 60 năm mà vintage audio nếu sở hữu được những thiết bị huyền thoại, phối ghép tốt, nó hoàn toàn giúp người chơi trải nghiệm được những tinh hoa âm thanh.Vitavox CN-191 được giới thiệu lần đầu tiên cách đây hơn 70 năm vào 1948 với số lượng không nhiều. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ có khoảng 5 cặp Vitavox có củ và thùng loa nguyên bản, tuy nhiên để phối ghép và phát huy tối ưu khả năng trình diễn của đôi loa này là điều không hề đơn giản.Đôi loa có trọng lượng lên đến 114kg, với kiểu thùng góc đặc biệt cho phép người chơ có thể bố trí ép thẳng vào góc nhà. Bên trong Vitavox CN191 trang bị tweeter kèn R300WX, họng kèn mid 4 lỗ, dùng driver nén S2 huyền thoại và woofer màng giấy 15in AK 151, cho dải tần đáp ứng từ 30 đến 16.000Hz.Dù có 3 driver nhưng Vitavox CN191 vẫn có thiết kế 2 đường tiếng, trở kháng 15ohm, điểm cắt tần vị trí 500Hz độ dốc 12dB/Octave.Về chất âm, Vitavox CN-191 nổi tếng với khả năng thể hiện âm thanh ấm ngọt và không gian vô cùng ấn tượng.Dù sử dụng họn kèn mid 4 lỗ lớn bằng kim loại nhưng đặc biệt đôi loa này vẫn cho trung âm ngọt, không bị tiếng vang kim khí. Đặc biệt, nếu như các dòng loa cổ thường có âm trầm dầy, sâu nhưng thiếu độ động thì Vitavox CN-191 lại cho độ dynamic ở mức khá.Điểm đặc biệt của đôi loa Vitavox này ngoài độ zin của củ và thùng loa, chủ nhân đã tự tay ráp bộ phân tần rời bên ngoài (không dùng crossover theo loa)Logo của hãng VitavoxChủ nhân của hệ thống là một người đam mê audio và cũng là một DIYer. Lợi thế rất đặc biệt này cho phép chú tự tay lắp ráp phân tần riêng cùng bộ ampli đèn với cấu hình phù hợp nhất với đôi Vitavox. Bộ ampli cũng được chủ nhân đầu tư dàn dàn linh kiện ấn tượng gồm các bóng đèn cổ quý, biến thế xuất âm, tụ trở đều là những loại “đại bổ”.Tuy nhiên, chú cũng cho biết, việc thiết kế và trang âm phòng nghe đã chiếm đến 40% sự thành công của hệ thống.Có thể nói, sở hữu được đôi Vitavox CN-191 là niềm ao ước của mọi audiophiles và khai thác được hết khả năng trình diễn của nó bạn sẽ thấy được sự mầu nhiệm không giới hạn của audio.Một đôi loa của thập niên 50 năm vẫn có thể tái tạo những sân khấu âm thanh rộng, chi tiết, độ động cao và hơn hết đó là sự gần gũi với âm thanh tự nhiên mà ngay cả những đôi loa hiện đại vẫn phải ngã mũ thán phục.
Hệ thống phối ghép đôi loa cổ Vitavox CN-191 với bộ ampli đèn do chính chủ nhân lắp ráp
Preamp đèn chạy bóng 26 với cặp biến thế xuất âm rất hiếm của hãng Bartolucci (Ý)
Poweramp sử dụng 2 bóng 211 United, biến thế Tango X-10S đời đầu, 5 bóng nắn Western Electronic 274A, tụ Black Gate WKZ được lắp theo mạch của huyền thoại Audio Note Kondo Ongaku
Cận cảnh dàn đèn nắn Western 274A và dàn tụ Black Gate KWZ là những linh kiện rất giá trị.
Biến thế xuất âm Bartolucci - Ý chế tạo dành riêng cho đèn 26.
Mâm đĩa than Micro Seiki BL111L
Cartridge Ortofon SPU A90
Vintage Audio là một trong những nhánh chơi âm thanh phát triển rất mạnh trên thế giới và cả Việt Nam.
Chơi đồ âm thanh xưa không chỉ đơn thuần là hướng đến những hoài niệm về chất âm mộc mạc của thời analog với cassette, đĩa nhựa, băng cối hay ngoại hình và cấu tạo độc đáo của những món đồ có tuổi đời lên đến 50 60 năm mà vintage audio nếu sở hữu được những thiết bị huyền thoại, phối ghép tốt, nó hoàn toàn giúp người chơi trải nghiệm được những tinh hoa âm thanh.
Vitavox CN-191 được giới thiệu lần đầu tiên cách đây hơn 70 năm vào 1948 với số lượng không nhiều. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ có khoảng 5 cặp Vitavox có củ và thùng loa nguyên bản, tuy nhiên để phối ghép và phát huy tối ưu khả năng trình diễn của đôi loa này là điều không hề đơn giản.
Đôi loa có trọng lượng lên đến 114kg, với kiểu thùng góc đặc biệt cho phép người chơ có thể bố trí ép thẳng vào góc nhà. Bên trong Vitavox CN191 trang bị tweeter kèn R300WX, họng kèn mid 4 lỗ, dùng driver nén S2 huyền thoại và woofer màng giấy 15in AK 151, cho dải tần đáp ứng từ 30 đến 16.000Hz.
Dù có 3 driver nhưng Vitavox CN191 vẫn có thiết kế 2 đường tiếng, trở kháng 15ohm, điểm cắt tần vị trí 500Hz độ dốc 12dB/Octave.
Về chất âm, Vitavox CN-191 nổi tếng với khả năng thể hiện âm thanh ấm ngọt và không gian vô cùng ấn tượng.
Dù sử dụng họn kèn mid 4 lỗ lớn bằng kim loại nhưng đặc biệt đôi loa này vẫn cho trung âm ngọt, không bị tiếng vang kim khí. Đặc biệt, nếu như các dòng loa cổ thường có âm trầm dầy, sâu nhưng thiếu độ động thì Vitavox CN-191 lại cho độ dynamic ở mức khá.
Điểm đặc biệt của đôi loa Vitavox này ngoài độ zin của củ và thùng loa, chủ nhân đã tự tay ráp bộ phân tần rời bên ngoài (không dùng crossover theo loa)
Logo của hãng Vitavox
Chủ nhân của hệ thống là một người đam mê audio và cũng là một DIYer. Lợi thế rất đặc biệt này cho phép chú tự tay lắp ráp phân tần riêng cùng bộ ampli đèn với cấu hình phù hợp nhất với đôi Vitavox. Bộ ampli cũng được chủ nhân đầu tư dàn dàn linh kiện ấn tượng gồm các bóng đèn cổ quý, biến thế xuất âm, tụ trở đều là những loại “đại bổ”.
Tuy nhiên, chú cũng cho biết, việc thiết kế và trang âm phòng nghe đã chiếm đến 40% sự thành công của hệ thống.
Có thể nói, sở hữu được đôi Vitavox CN-191 là niềm ao ước của mọi audiophiles và khai thác được hết khả năng trình diễn của nó bạn sẽ thấy được sự mầu nhiệm không giới hạn của audio.
Một đôi loa của thập niên 50 năm vẫn có thể tái tạo những sân khấu âm thanh rộng, chi tiết, độ động cao và hơn hết đó là sự gần gũi với âm thanh tự nhiên mà ngay cả những đôi loa hiện đại vẫn phải ngã mũ thán phục.