Theo cách gọi của các nước phương Tây, trăng tròn tháng 11 còn được gọi là "trăng hải ly", nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu.Những người theo dõi bầu trời Bắc Mỹ sẽ xem được nguyệt thực toàn phần khi mặt trăng rơi vào phần tối nhất của Trái đất vào khoảng 5h17' sáng 8/11. Trong giai đoạn này, mặt trăng sẽ có màu đỏ gỉ sắt, hay còn được gọi là Mặt trăng máu. Nguyệt thực toàn phần lần này có thể được gọi là " Mặt trăng máu hải ly".Hiện tượng thiên văn kỳ thú "trăng máu hải ly" sẽ bắt đầu từ 15h02 (giờ Hà Nội) chiều mai (8/11) với pha nửa tối, kết thúc vào 20h56 (giờ Hà Nội).Trong đó, nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 17h16, đạt cực đại lúc 17h59. Pha toàn phần kết thúc vào lúc 18h41, nguyệt thực một phần kết thúc lúc 19h49 và nguyệt thực nửa tối kết thúc 20h56.Lần nguyệt thực toàn phần này có thể quan sát trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại Hà Nội, mặt trăng mọc lúc 17h12 phút, tại TP HCM, mặt trăng mọc lúc 17h22 phút.Về lý thuyết, các khu vực trên cả nước có thể quan sát toàn bộ pha toàn phần. Tuy nhiên thời điểm này, Mặt Trăng mới mọc nên khó quan sát. Thời điểm quan sát rõ nhất ở nước ta từ 18h00, khi nguyệt thực đạt cực đại.Hiện tượng Mặt trăng máu thực chất là Nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng.Mặt trăng sẽ bị bóng của Trái đất che phủ hoàn toàn khiến cho Mặt trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, Mặt trăng sẽ thay đổi nhiều màu sắc khác nhau do hiện tượng tán xạ.Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ nên các bước sóng ngắn màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn. Ánh sáng có màu đỏ có bước sóng dài có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.Lúc này bầu khí quyển Trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối mà ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó ta thấy Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực – đó chính là “Mặt trăng máu”.Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, thú vị hơn nữa nếu có ống nhòm hay kính thiên văn. Người quan sát nên chọn khu vực thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý xem dự báo thời tiết nếu quan sát.Dự báo sau lần nguyệt thực này, phải chờ đến tháng 9/2025, người yêu thiên văn Việt Nam mới có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần.>>>Xem thêm video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa (Nguồn: VTV24).
Theo cách gọi của các nước phương Tây, trăng tròn tháng 11 còn được gọi là "trăng hải ly", nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu.
Những người theo dõi bầu trời Bắc Mỹ sẽ xem được nguyệt thực toàn phần khi mặt trăng rơi vào phần tối nhất của Trái đất vào khoảng 5h17' sáng 8/11. Trong giai đoạn này, mặt trăng sẽ có màu đỏ gỉ sắt, hay còn được gọi là Mặt trăng máu. Nguyệt thực toàn phần lần này có thể được gọi là " Mặt trăng máu hải ly".
Hiện tượng thiên văn kỳ thú "trăng máu hải ly" sẽ bắt đầu từ 15h02 (giờ Hà Nội) chiều mai (8/11) với pha nửa tối, kết thúc vào 20h56 (giờ Hà Nội).
Trong đó, nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 17h16, đạt cực đại lúc 17h59. Pha toàn phần kết thúc vào lúc 18h41, nguyệt thực một phần kết thúc lúc 19h49 và nguyệt thực nửa tối kết thúc 20h56.
Lần nguyệt thực toàn phần này có thể quan sát trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại Hà Nội, mặt trăng mọc lúc 17h12 phút, tại TP HCM, mặt trăng mọc lúc 17h22 phút.
Về lý thuyết, các khu vực trên cả nước có thể quan sát toàn bộ pha toàn phần. Tuy nhiên thời điểm này, Mặt Trăng mới mọc nên khó quan sát. Thời điểm quan sát rõ nhất ở nước ta từ 18h00, khi nguyệt thực đạt cực đại.
Hiện tượng Mặt trăng máu thực chất là Nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng.
Mặt trăng sẽ bị bóng của Trái đất che phủ hoàn toàn khiến cho Mặt trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, Mặt trăng sẽ thay đổi nhiều màu sắc khác nhau do hiện tượng tán xạ.
Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ nên các bước sóng ngắn màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn. Ánh sáng có màu đỏ có bước sóng dài có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.
Lúc này bầu khí quyển Trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối mà ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó ta thấy Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực – đó chính là “Mặt trăng máu”.
Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, thú vị hơn nữa nếu có ống nhòm hay kính thiên văn. Người quan sát nên chọn khu vực thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý xem dự báo thời tiết nếu quan sát.
Dự báo sau lần nguyệt thực này, phải chờ đến tháng 9/2025, người yêu thiên văn Việt Nam mới có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần.
>>>Xem thêm video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa (Nguồn: VTV24).