ChatGPT là chatbot được phát triển bởi công ty Open AI. Hiện nay ChatGPT được phát hành đến người xem dưới dạng Web với địa chỉ Chat.openai.com. Kể từ khi ra mắt đến nay, ChatGPT gây xôn xao dư luận khi có thể Viết báo, làm luận, xây dựng giáo án, tạo kịch bản, lập trình máy tính, lập hợp đồng, phân tích, giải thích các quy định pháp luật.... chỉ trong thời gian ngắn.Sau khi nhận được câu hỏi của người dùng về một vấn đề, ChatGPT sẽ tổng hợp hàng nghìn website để tổng hợp viết thành một bài cho bạn dễ hiểu nhất trong thời gian ngắn nhất và có độ chính xác cao.Vào ngày 31/1/2023, ChatGPT đạt mốc 100 triệu người dùng. Đến ngày 2/2/2023, OpenAI bắt đầu phát hành bản thu phí ChatGPT Plus có giá 20 USD/tháng với nhiều tính năng hơn so với bản miễn phí. Với sự phát triển ngày càng nhanh, ChatGPT được cho là sẽ đe dọa xóa bỏ rất nhiều các ngành nghề như giáo viên, kế toán, nhà báo, luật sư, thẩm phán bị thay thế.Đặc biệt, ChatGPT mang đến những vấn đề pháp lý đáng lo ngại như siêu chatbot này có được dữ liệu từ những thông tin khi người dùng cung cấp khi đưa ra các câu hỏi. Điều này đặt ra câu hỏi ChatGPT có xâm phạm đến quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân, thậm chí trục lợi từ những thông tin đã khai thác từ người dùng.Trước sự việc này, một số chuyên gia đã tìm cách "khắc chế" ChatGPT. Họ tin rằng sử dụng AI để trị AI là giải pháp hiệu quả nhất. Từ đây, các chuyên gia nghiên cứu một số công cụ nhằm phát hiện nội dung do ChatGPT tạo ra.Tính đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia tại Đại học Stanford, Mỹ đã phát triển một công cụ và biến nó trở thành "khắc tinh" của ChatGPT. Công cụ đó có tên DetectGPT. Giống như tên gọi "Dò tìm GPT", DetectGPT có chức năng phát hiện các văn bản được tạo ra bởi ChatGPT của Open AI.DetectGPT dùng phương pháp chính là những đặc tính của các công cụ ngôn ngữ lớn (Large Language Model - LLM) mà ChatGPT dựa trên đó để đánh giá xem một văn bản có phải do công cụ LLM tạo ra hay không.Theo các nhà nghiên cứu, DetectGPT hiện có độ chính xác lênb tới 95%. Khi DetectGPT ngày càng hoàn thiện, các biên tập viên, giáo viên… sẽ có thể dễ dàng phát hiện được các bài viết, các bài luận có sử dụng ChatGPT hay không.Tương tự, Edward Tian, 22 tuổi, sinh viên năm cuối 2 ngành khoa học máy tính và báo chí tại Đại học Princeton, Mỹ đã viết ứng dụng GPTZero chỉ trong 3 ngày. GPTZero của Edward Tian gây chú ý khi sử dụng ChatGPT để chống lại chính ChatGPT. Phần mềm của Edward Tian sẽ kiểm tra xem văn bản có hay không sự tham gia quá nhiều của hệ thống AI.Edward Tian "trình làng" GPTZero vào ngày 3/1/2022. Đến nay, ứng dụng GPTZero miễn phí có hơn 80.000 người truy cập. Edward Tian hy vọng GPTZero có thể giúp mọi người phát hiện văn bản được viết bởi ChatGPT và những hệ thống AI khác trong tương lai.Mời độc giả xem video: ChatGPT, trí tuệ nhân tạo, nhiều ngành nghề sẽ trở nên lỗi thời. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
ChatGPT là chatbot được phát triển bởi công ty Open AI. Hiện nay ChatGPT được phát hành đến người xem dưới dạng Web với địa chỉ Chat.openai.com. Kể từ khi ra mắt đến nay, ChatGPT gây xôn xao dư luận khi có thể Viết báo, làm luận, xây dựng giáo án, tạo kịch bản, lập trình máy tính, lập hợp đồng, phân tích, giải thích các quy định pháp luật.... chỉ trong thời gian ngắn.
Sau khi nhận được câu hỏi của người dùng về một vấn đề, ChatGPT sẽ tổng hợp hàng nghìn website để tổng hợp viết thành một bài cho bạn dễ hiểu nhất trong thời gian ngắn nhất và có độ chính xác cao.
Vào ngày 31/1/2023, ChatGPT đạt mốc 100 triệu người dùng. Đến ngày 2/2/2023, OpenAI bắt đầu phát hành bản thu phí ChatGPT Plus có giá 20 USD/tháng với nhiều tính năng hơn so với bản miễn phí. Với sự phát triển ngày càng nhanh, ChatGPT được cho là sẽ đe dọa xóa bỏ rất nhiều các ngành nghề như giáo viên, kế toán, nhà báo, luật sư, thẩm phán bị thay thế.
Đặc biệt, ChatGPT mang đến những vấn đề pháp lý đáng lo ngại như siêu chatbot này có được dữ liệu từ những thông tin khi người dùng cung cấp khi đưa ra các câu hỏi. Điều này đặt ra câu hỏi ChatGPT có xâm phạm đến quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân, thậm chí trục lợi từ những thông tin đã khai thác từ người dùng.
Trước sự việc này, một số chuyên gia đã tìm cách "khắc chế" ChatGPT. Họ tin rằng sử dụng AI để trị AI là giải pháp hiệu quả nhất. Từ đây, các chuyên gia nghiên cứu một số công cụ nhằm phát hiện nội dung do ChatGPT tạo ra.
Tính đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia tại Đại học Stanford, Mỹ đã phát triển một công cụ và biến nó trở thành "khắc tinh" của ChatGPT. Công cụ đó có tên DetectGPT. Giống như tên gọi "Dò tìm GPT", DetectGPT có chức năng phát hiện các văn bản được tạo ra bởi ChatGPT của Open AI.
DetectGPT dùng phương pháp chính là những đặc tính của các công cụ ngôn ngữ lớn (Large Language Model - LLM) mà ChatGPT dựa trên đó để đánh giá xem một văn bản có phải do công cụ LLM tạo ra hay không.
Theo các nhà nghiên cứu, DetectGPT hiện có độ chính xác lênb tới 95%. Khi DetectGPT ngày càng hoàn thiện, các biên tập viên, giáo viên… sẽ có thể dễ dàng phát hiện được các bài viết, các bài luận có sử dụng ChatGPT hay không.
Tương tự, Edward Tian, 22 tuổi, sinh viên năm cuối 2 ngành khoa học máy tính và báo chí tại Đại học Princeton, Mỹ đã viết ứng dụng GPTZero chỉ trong 3 ngày. GPTZero của Edward Tian gây chú ý khi sử dụng ChatGPT để chống lại chính ChatGPT. Phần mềm của Edward Tian sẽ kiểm tra xem văn bản có hay không sự tham gia quá nhiều của hệ thống AI.
Edward Tian "trình làng" GPTZero vào ngày 3/1/2022. Đến nay, ứng dụng GPTZero miễn phí có hơn 80.000 người truy cập. Edward Tian hy vọng GPTZero có thể giúp mọi người phát hiện văn bản được viết bởi ChatGPT và những hệ thống AI khác trong tương lai.
Mời độc giả xem video: ChatGPT, trí tuệ nhân tạo, nhiều ngành nghề sẽ trở nên lỗi thời. Nguồn: Kienthuc.net.vn.