"Họng súng vũ trụ" hung dữ này mang tên AR3234, là một vết đen Mặt Trời đã khuất tầm mắt theo góc nhìn từ Trái Đất từ ngày 4/3.Vết đen Mặt Trời là hiện tượng trên quang cầu (lớp vỏ ngoài) của mặt trời xuất hiện các điểm tạm thời tối hơn các khu vực xung quanh. Các vết đen Mặt Trời riêng lẻ hoặc nhóm các vết đen Mặt Trời có thể tồn tại ở bất kỳ đâu từ vài ngày đến vài tháng, nhưng cuối cùng sẽ phân rã.Các vết đen Mặt Trời mở rộng và co lại khi chúng di chuyển trên bề mặt Mặt Trời, với đường kính từ 16 km tới 160.000 km. Khi vết đen có đường kính đủ lớn thì có thể quan sát từ trái đất bằng mắt thường.AR3234 được coi là nghi phạm của quả " cầu lửa" khiến cho Trái Đất bị ảnh hưởng không nhỏ.Qủa "cầu lửa" này là một vụ phóng khối lượng đăng quang (viết tắt là CME), thải ra khí gas và các phần tử được tích điện vào không trung.Khi những phần tử được tích điện này chạm đến "khiên" từ trường Trái Đất tại cực Bắc và cực Nam (thường mất khoảng ba ngày), chúng tiến vào bầu khí quyển.Từ đây, các phần tử và năng lượng tương tác với các loại khí trong khí quyển, tạo ra ánh sáng nhiều màu trên bầu trời.Khí Ôxi tương ứng với ánh sáng xanh lá (màu thường xuyên quan sát thấy nhất), cũng như đỏ (theo Aurora Watch, Đại học Lancaster, Vương quốc Anh).Trong khi đó, khí Nitơ phát ra ánh sáng xanh dương và tím, theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, việc quan sát thấy cực quang sẽ dễ dàng hơn.CME lần này phát ra từ vết đen AR3234, được xếp vào loại R, rất hiếm, được bắn vào hướng ngược lại với Trái Đất.Tuy nhiên vụ phun trào quá mạnh đến nỗi sóng xung kích của nó lan tỏa khắp không gian, dội vào cả hướng ngược lại và tạo ra một cơn bão địa từ cấp G2 tấn công hành tinh xanh.Sự kiện được cho là đã tạo ra cực quang và một vụ gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn được ghi nhận ở các nước Âu - Mỹ gần Bắc Cực hôm 15/3.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.
"Họng súng vũ trụ" hung dữ này mang tên AR3234, là một vết đen Mặt Trời đã khuất tầm mắt theo góc nhìn từ Trái Đất từ ngày 4/3.
Vết đen Mặt Trời là hiện tượng trên quang cầu (lớp vỏ ngoài) của mặt trời xuất hiện các điểm tạm thời tối hơn các khu vực xung quanh. Các vết đen Mặt Trời riêng lẻ hoặc nhóm các vết đen Mặt Trời có thể tồn tại ở bất kỳ đâu từ vài ngày đến vài tháng, nhưng cuối cùng sẽ phân rã.
Các vết đen Mặt Trời mở rộng và co lại khi chúng di chuyển trên bề mặt Mặt Trời, với đường kính từ 16 km tới 160.000 km. Khi vết đen có đường kính đủ lớn thì có thể quan sát từ trái đất bằng mắt thường.
AR3234 được coi là nghi phạm của quả " cầu lửa" khiến cho Trái Đất bị ảnh hưởng không nhỏ.
Qủa "cầu lửa" này là một vụ phóng khối lượng đăng quang (viết tắt là CME), thải ra khí gas và các phần tử được tích điện vào không trung.
Khi những phần tử được tích điện này chạm đến "khiên" từ trường Trái Đất tại cực Bắc và cực Nam (thường mất khoảng ba ngày), chúng tiến vào bầu khí quyển.
Từ đây, các phần tử và năng lượng tương tác với các loại khí trong khí quyển, tạo ra ánh sáng nhiều màu trên bầu trời.
Khí Ôxi tương ứng với ánh sáng xanh lá (màu thường xuyên quan sát thấy nhất), cũng như đỏ (theo Aurora Watch, Đại học Lancaster, Vương quốc Anh).
Trong khi đó, khí Nitơ phát ra ánh sáng xanh dương và tím, theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, việc quan sát thấy cực quang sẽ dễ dàng hơn.
CME lần này phát ra từ vết đen AR3234, được xếp vào loại R, rất hiếm, được bắn vào hướng ngược lại với Trái Đất.
Tuy nhiên vụ phun trào quá mạnh đến nỗi sóng xung kích của nó lan tỏa khắp không gian, dội vào cả hướng ngược lại và tạo ra một cơn bão địa từ cấp G2 tấn công hành tinh xanh.
Sự kiện được cho là đã tạo ra cực quang và một vụ gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn được ghi nhận ở các nước Âu - Mỹ gần Bắc Cực hôm 15/3.