Ngay sau những sáng kiến về robot phục vụ người bệnh khu cách ly tại Đà Nẵng, Huế, nhóm sinh viên Bách Khoa Hà Nội đã cho ra lò máy rửa tay tự động phòng chống Covid-19 với 2 phiên bản.Mặc dù nhóm chế tạo mới chỉ là sinh viên năm thứ 2, tất cả các khâu thiết kế, tính toán kết cấu, nguyên vật liệu... đều rất khó khăn, tuy nhiên được sự hỗ trợ từ giảng viên nhóm đã thành công chế tạo ra chiếc máy rửa tay tự động này.Ngay sau phiên bản tách rời bình chứa và phần phun sương dung dịch sát khuẩn, nhóm đã tiến hành thực hiện chế tạo thành công phiên bản 2 gọn nhẹ và có thể treo tường.Chiếc máy cấu tạo gồm 2 mô đun (module) chính: Phần thùng chứa và phần mạch điều khiểu. Với phiên bản tách rời, phần thùng chứa được tách riêng biệt. phiên bản nhỏ phần thùng chứa sẽ nằm trong kết cấu máy.Dung dịch sát khuẩn được chứa bằng can đựng dung dịch thông thường theo quy chuẩn Bộ Y tế, được nối với 1 ống dẫn lên bộ phận phun sương tự động. Bên cạnh là máy bơm kết nối với bảng mạch.Một đầu ống dẫn sẽ được nối với máy bơm phun sương.Mô đun (module) mạch gồm: máy bơm phun sương nối với mạch điều khiển, mạch điều khiển cho mắt hồng ngoại và đầu phun dung dịch sát khuẩn dưới dạng sương.Khi mắt hồng ngoại nhận được vật thể (tay đưa vào) sẽ truyền tín hiệu tới mạch điều khiển máy bơm phun sương.Phần đầu phun sương dung dịch sát khuẩn được lắp tại mặt dưới cùng các mắt hồng ngoại. Đầu phun sương được đặt ở phía ngoài so với mắt hồng ngoại.Khi đưa tay vào phần mắt hồng ngoài sẽ quét được phần ngón tay, bởi vậy việc để đầu phun bên ngoài sẽ giúp dung dịch phun vào phần lòng bàn tay.Máy rửa tay tự động sau khi được chế tạo thành công đã được tiến hành thử nghiệm tại trường ĐH Bách Khoa. Đây là công trình mang tính ứng dụng rất cao, đặc biệt trong cuộc chiến chống Covid-19.
Ngay sau những sáng kiến về robot phục vụ người bệnh khu cách ly tại Đà Nẵng, Huế, nhóm sinh viên Bách Khoa Hà Nội đã cho ra lò máy rửa tay tự động phòng chống Covid-19 với 2 phiên bản.
Mặc dù nhóm chế tạo mới chỉ là sinh viên năm thứ 2, tất cả các khâu thiết kế, tính toán kết cấu, nguyên vật liệu... đều rất khó khăn, tuy nhiên được sự hỗ trợ từ giảng viên nhóm đã thành công chế tạo ra chiếc máy rửa tay tự động này.
Ngay sau phiên bản tách rời bình chứa và phần phun sương dung dịch sát khuẩn, nhóm đã tiến hành thực hiện chế tạo thành công phiên bản 2 gọn nhẹ và có thể treo tường.
Chiếc máy cấu tạo gồm 2 mô đun (module) chính: Phần thùng chứa và phần mạch điều khiểu. Với phiên bản tách rời, phần thùng chứa được tách riêng biệt. phiên bản nhỏ phần thùng chứa sẽ nằm trong kết cấu máy.
Dung dịch sát khuẩn được chứa bằng can đựng dung dịch thông thường theo quy chuẩn Bộ Y tế, được nối với 1 ống dẫn lên bộ phận phun sương tự động. Bên cạnh là máy bơm kết nối với bảng mạch.
Một đầu ống dẫn sẽ được nối với máy bơm phun sương.
Mô đun (module) mạch gồm: máy bơm phun sương nối với mạch điều khiển, mạch điều khiển cho mắt hồng ngoại và đầu phun dung dịch sát khuẩn dưới dạng sương.
Khi mắt hồng ngoại nhận được vật thể (tay đưa vào) sẽ truyền tín hiệu tới mạch điều khiển máy bơm phun sương.
Phần đầu phun sương dung dịch sát khuẩn được lắp tại mặt dưới cùng các mắt hồng ngoại. Đầu phun sương được đặt ở phía ngoài so với mắt hồng ngoại.
Khi đưa tay vào phần mắt hồng ngoài sẽ quét được phần ngón tay, bởi vậy việc để đầu phun bên ngoài sẽ giúp dung dịch phun vào phần lòng bàn tay.
Máy rửa tay tự động sau khi được chế tạo thành công đã được tiến hành thử nghiệm tại trường ĐH Bách Khoa. Đây là công trình mang tính ứng dụng rất cao, đặc biệt trong cuộc chiến chống Covid-19.