Trung Quốc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của FAST, còn được gọi là Thiên Nhãn hoặc "Sky Eye", kính thiên văn có khẩu độ đầy đủ lớn nhất thế giới và khẩu độ đĩa đơn lớn thứ hai, sau công trình kính viễn vọng RATAN-600 ở Nga. Kính viễn vọng vô tuyến một đĩa lớn nhất thế giới này được xây dựng ở vùng trũng Đại Oa Đãng, một lưu vực tự nhiên ở huyện Bình Dương, tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc."Thiên Nhãn" được tạo thành từ 4.500 tấm nhôm và đĩa khổng lồ có thể được điều chỉnh góc, hướng để lấy nét ở các khu vực khác nhau trên bầu trời.Đĩa có đường kính 500 mét được xây dựng ở vùng trũng tự nhiên trong cảnh quan.Nhằm thực hiện hoạt động bảo trì, từ năm 2017, nhóm dự án đã phát triển mô hình “người nhện vi trọng lực” - nhân viên bảo trì được nối với các bóng bay khí heli để giảm trọng lượng – giúp họ thực hiện hoạt động kiểm tra ở bất kỳ đâu với tác động tối thiểu đến thiết bị.Tuy nhiên, với chi phí cao, hiệu quả thấp và rủi ro an toàn, sau này họ đã đề xuất phát triển hệ thống sử dụng robot.Việc xây dựng FAST bắt đầu vào năm 2011, hoàn thành vào tháng 9/2016, mở cửa cho các nhà thiên văn học trong nước vào tháng 4/2019, mở toàn cầu vào tháng 4/2021.Kính thiên văn FAST được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin chưa từng biết đến về nguồn gốc của vũ trụ thông qua việc xác định sự phân bổ nguyên tố hydro trên trái đất.Tuy nhiên, điều làm các nhà khoa học hào hứng nhất là "Thiên nhãn" có thể giúp phát hiện sinh vật ngoài hành tinh."Khả năng phát hiện nền văn minh ngoài trái đất của FAST sẽ cao hơn từ 5 đến 10 lần so với các thiết bị hiện tại bởi nó có thể nhìn thấy các hành tinh ở xa hơn và tối hơn", Peng Bo, giám đốc phòng thí nghiệm công nghệ thiên văn vô tuyến NAO, cho biết.Tuy nhiên theo một số chuyên gia, kính thiên văn của Trung Quốc vẫn gặp phải những hạn chế nhất định. Chẳng hạn nó không thể mô phỏng quỹ đạo của sao chổi hay các hành tinh nhỏ.Mặc dù năng lực quan sát bầu trời thấp hơn so với một số kính thiên văn vô tuyến tiên tiến khác và có độ phân giải thấp hơn so với các mảng nhiều đĩa, nhưng kích thước của FAST khiến nó có độ nhạy đặc biệt, Di Li, nhà khoa học chính của FAST cho biết.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022.
Trung Quốc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của FAST, còn được gọi là Thiên Nhãn hoặc "Sky Eye", kính thiên văn có khẩu độ đầy đủ lớn nhất thế giới và khẩu độ đĩa đơn lớn thứ hai, sau công trình kính viễn vọng RATAN-600 ở Nga.
Kính viễn vọng vô tuyến một đĩa lớn nhất thế giới này được xây dựng ở vùng trũng Đại Oa Đãng, một lưu vực tự nhiên ở huyện Bình Dương, tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc.
"Thiên Nhãn" được tạo thành từ 4.500 tấm nhôm và đĩa khổng lồ có thể được điều chỉnh góc, hướng để lấy nét ở các khu vực khác nhau trên bầu trời.
Đĩa có đường kính 500 mét được xây dựng ở vùng trũng tự nhiên trong cảnh quan.
Nhằm thực hiện hoạt động bảo trì, từ năm 2017, nhóm dự án đã phát triển mô hình “người nhện vi trọng lực” - nhân viên bảo trì được nối với các bóng bay khí heli để giảm trọng lượng – giúp họ thực hiện hoạt động kiểm tra ở bất kỳ đâu với tác động tối thiểu đến thiết bị.
Tuy nhiên, với chi phí cao, hiệu quả thấp và rủi ro an toàn, sau này họ đã đề xuất phát triển hệ thống sử dụng robot.
Việc xây dựng FAST bắt đầu vào năm 2011, hoàn thành vào tháng 9/2016, mở cửa cho các nhà thiên văn học trong nước vào tháng 4/2019, mở toàn cầu vào tháng 4/2021.
Kính thiên văn FAST được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin chưa từng biết đến về nguồn gốc của vũ trụ thông qua việc xác định sự phân bổ nguyên tố hydro trên trái đất.
Tuy nhiên, điều làm các nhà khoa học hào hứng nhất là "Thiên nhãn" có thể giúp phát hiện sinh vật ngoài hành tinh.
"Khả năng phát hiện nền văn minh ngoài trái đất của FAST sẽ cao hơn từ 5 đến 10 lần so với các thiết bị hiện tại bởi nó có thể nhìn thấy các hành tinh ở xa hơn và tối hơn", Peng Bo, giám đốc phòng thí nghiệm công nghệ thiên văn vô tuyến NAO, cho biết.
Tuy nhiên theo một số chuyên gia, kính thiên văn của Trung Quốc vẫn gặp phải những hạn chế nhất định. Chẳng hạn nó không thể mô phỏng quỹ đạo của sao chổi hay các hành tinh nhỏ.
Mặc dù năng lực quan sát bầu trời thấp hơn so với một số kính thiên văn vô tuyến tiên tiến khác và có độ phân giải thấp hơn so với các mảng nhiều đĩa, nhưng kích thước của FAST khiến nó có độ nhạy đặc biệt, Di Li, nhà khoa học chính của FAST cho biết.
>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022.