Đỉnh tùng (Cephalotaxus fortunei) cao 9 mét, mọc ở các khu rừng trên núi miền Đông và Trung Trung Quốc. Loài cây lá kim này phân cành dày đặc, nón dạng quả thịt chuyển màu nâu khi chín, có thể khiến nhiều người lầm tưởng chúng là cây hạt kín.Kim tùng Nhật Bản (Sciadopitys verticillata) cao 25 mét, phân bố giới hạn ở vùng núi Nhật Bản. Chúng có lá mảnh mọc xòe tròn như nan một chiếc ô, nón dễ vỡ khi chín già.Cối bách Mỹ (Chamaecyparis lawsoniana) cao 50 mét, có nguồn gốc từ miền Tây của Bắc Mỹ. Như nhiều loài bách khác, chúng có lá dạng vảy nhỏ tỏa ra hình tia, nón kích thước nhỏ.Liễu sam (Cryptomeria japonica) cao 30 mét, mọc ở vùng núi Trung Quốc và Nhật bản. Loài cây này được nhận dạng nhờ lá thon và nón tròn nhỏ.Bách xù Tây Mỹ (Juniperus occidentalis) cao 20 mét, mọc trên các sườn núi đá miền Tây Bắc Mỹ. Như các loài bách xù khác, loài cây sống lâu này tạo hạt bên trong nón giống quả mọng.Cù tùng (Sequoia sempervirens) cao 110 mét, là thực vật bản địa vùng ven biển Bắc California. Là loài cây cao nhất thế giới, chúng có cành tương đối thưa, có thể sống đến 1.000 năm.Cự sam (Sequoiadendron giganteum) cao 100 mét, sinh trưởng ở California. Là loài cây có khối lượng lớn nhất thế giới, một số cây cự sam còn sống nặng hơn 5.000 tấn, có lớp vỏ chịu lửa dày tới 60 cm.Thủy sam (Metasequoia glyptostroboides) cao 40 mét, là cây lá rụng bản địa ở miền Trung Trung Quốc. Cực hiếm gặp trong tự nhiên, đến thập niên 1940 người ta vẫn nghĩ chúng đã tuyệt chủng từ lâu, vì trước đó chỉ biết đến qua hóa thạch.Bách Monterey (Cupressus macrocarpa) cao 25 mét, phân bố giới ở vùng bờ biển California. Mặc dù chỉ được ghi nhận ở một phạm vi rất hẹp trong thiên nhiên, loài cây có tán xòe rộng này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides) cao 60 mét, là cây bản địa của khu vực Đông Á. Là một trong những loài cây lá kim lớn nhất châu Á, chúng có thể đạt đường kính thân 3 mét.Bụt mọc (Taxodium distichum) cao 40 mét, mọc trong các vùng đầm lầy ở Đông Nam nước Mỹ. Chúng có gốc xòe ra để trụ vững được trên vùng đất mềm ngập nước, rễ có nhiều ụ nhô lên để lấy oxy.Tuyết tùng đỏ Tây Bắc Mỹ (Thuja plicata) cao 50 mét, phân bố ở Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ. Chúng có lá dạng vảy mọc theo cụm phẳng dẹt, gỗ có khả năng chống mục rất tốt.Thông đỏ California (Torreya californica) cao 30 mét, phân bố giới hạn trong các hẻm vực vùng núi California. Loài cây lá kim hiếm này có nón cái trông rất giống quả nhục đậu khấu.Thông đỏ châu Âu (Taxus baccata) cao 20 mét, phổ biến ở châu Âu và Tây Nam Á. Vảy nón của loài cây cảnh phổ biến này biến dạng thành các áo hạt mọng thịt chứa hạt bên trong. Nhiều bộ phận của chúng chứa độc tố.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Đỉnh tùng (Cephalotaxus fortunei) cao 9 mét, mọc ở các khu rừng trên núi miền Đông và Trung Trung Quốc. Loài cây lá kim này phân cành dày đặc, nón dạng quả thịt chuyển màu nâu khi chín, có thể khiến nhiều người lầm tưởng chúng là cây hạt kín.
Kim tùng Nhật Bản (Sciadopitys verticillata) cao 25 mét, phân bố giới hạn ở vùng núi Nhật Bản. Chúng có lá mảnh mọc xòe tròn như nan một chiếc ô, nón dễ vỡ khi chín già.
Cối bách Mỹ (Chamaecyparis lawsoniana) cao 50 mét, có nguồn gốc từ miền Tây của Bắc Mỹ. Như nhiều loài bách khác, chúng có lá dạng vảy nhỏ tỏa ra hình tia, nón kích thước nhỏ.
Liễu sam (Cryptomeria japonica) cao 30 mét, mọc ở vùng núi Trung Quốc và Nhật bản. Loài cây này được nhận dạng nhờ lá thon và nón tròn nhỏ.
Bách xù Tây Mỹ (Juniperus occidentalis) cao 20 mét, mọc trên các sườn núi đá miền Tây Bắc Mỹ. Như các loài bách xù khác, loài cây sống lâu này tạo hạt bên trong nón giống quả mọng.
Cù tùng (Sequoia sempervirens) cao 110 mét, là thực vật bản địa vùng ven biển Bắc California. Là loài cây cao nhất thế giới, chúng có cành tương đối thưa, có thể sống đến 1.000 năm.
Cự sam (Sequoiadendron giganteum) cao 100 mét, sinh trưởng ở California. Là loài cây có khối lượng lớn nhất thế giới, một số cây cự sam còn sống nặng hơn 5.000 tấn, có lớp vỏ chịu lửa dày tới 60 cm.
Thủy sam (Metasequoia glyptostroboides) cao 40 mét, là cây lá rụng bản địa ở miền Trung Trung Quốc. Cực hiếm gặp trong tự nhiên, đến thập niên 1940 người ta vẫn nghĩ chúng đã tuyệt chủng từ lâu, vì trước đó chỉ biết đến qua hóa thạch.
Bách Monterey (Cupressus macrocarpa) cao 25 mét, phân bố giới ở vùng bờ biển California. Mặc dù chỉ được ghi nhận ở một phạm vi rất hẹp trong thiên nhiên, loài cây có tán xòe rộng này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides) cao 60 mét, là cây bản địa của khu vực Đông Á. Là một trong những loài cây lá kim lớn nhất châu Á, chúng có thể đạt đường kính thân 3 mét.
Bụt mọc (Taxodium distichum) cao 40 mét, mọc trong các vùng đầm lầy ở Đông Nam nước Mỹ. Chúng có gốc xòe ra để trụ vững được trên vùng đất mềm ngập nước, rễ có nhiều ụ nhô lên để lấy oxy.
Tuyết tùng đỏ Tây Bắc Mỹ (Thuja plicata) cao 50 mét, phân bố ở Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ. Chúng có lá dạng vảy mọc theo cụm phẳng dẹt, gỗ có khả năng chống mục rất tốt.
Thông đỏ California (Torreya californica) cao 30 mét, phân bố giới hạn trong các hẻm vực vùng núi California. Loài cây lá kim hiếm này có nón cái trông rất giống quả nhục đậu khấu.
Thông đỏ châu Âu (Taxus baccata) cao 20 mét, phổ biến ở châu Âu và Tây Nam Á. Vảy nón của loài cây cảnh phổ biến này biến dạng thành các áo hạt mọng thịt chứa hạt bên trong. Nhiều bộ phận của chúng chứa độc tố.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.