Một nhóm gồm 33 nhà khoa học bao gồm nhà nghiên cứu miễn dịch phân tử Edward Steele và nhà sinh vật học thiên văn Chandra Wickramasinghe, đã gây tranh cãi lớn khi đưa ra những bằng chứng cho rằng bạch tuộc là sinh vật ngoài hành tinh.Nguyên nhân là vì bộ gen của bạch tuộc có độ phức tạp đến kinh ngạc khi được mã hóa bởi 33.000 protein, nhiều hơn cả loài người.Bạch tuộc thường được cho là có nguồn gốc từ lớp nautiloid (ốc anh vũ), tiến hóa cách đây khoảng 500 triệu năm. Nhưng điều đó không giúp giải thích tại sao loài động vật chân đầu này sở hữu những đặc điểm gây kinh ngạc hoặc tại sao bạch tuộc khác xa về mặt di truyền so với tổ tiên ốc anh vũ.Bên cạnh đó, bạch tuộc cũng sở hữu bộ não lớn, hệ thần kinh cực kỳ phức tạp và có một cơ thể kỳ lạ có khả năng thay đổi màu sắc tới mức chóng mặt để ngụy trang vào môi trường xung quanh.Điều đó cho thấy chúng được tiến hóa theo một quy trình không hề bình thường. Nhiều khả năng trứng mực và trứng bạch tuộc được đóng băng trên sao chổi đã rơi xuống đại dương trên Trái Đất vài trăm triệu năm trước sau vụ nổ Cambrian.Trong nghiên cứu, các tác giả đưa giả thuyết mầm sống ngoài hành tinh xâm chiếm Trái Đất dưới nhiều dạng, bao gồm virus và vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường vũ trụ. Nghiên cứu cân nhắc 60 năm thí nghiệm và quan sát từ hàng loạt lĩnh vực khoa học để rút ra kết luận khác thường.Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định đây là giả thuyết và việc chứng minh bạch tuộc là sinh vật đến từ ngoài hành tinh vẫn cần thêm nhiều bằng chứng xác thực khác.Nguyên nhân là vì sự sống trên Trái Đất đã kéo dài hàng tỷ năm và có nhiều dạng đột biến phức tạp mà con người chưa thể nghiên cứu được.Trên thực tế, rất ít chuyên gia trong cộng đồng khoa học đồng ý bạch tuộc đến từ ngoài vũ trụ. Chuyên gia virus Karin Moelling ở Viện Di truyền Phân tử Max Planck tại Berlin, Đức, không cảm thấy nghiên cứu có sức thuyết phục."Công trình này rất hữu ích, thu hút sự chú ý và đáng để suy ngẫm, nhưng không thể coi kết luận chính về virus, vi khuẩn và thậm chí động vật đến từ vũ trụ là phát hiện nghiêm túc", Moelling cho biết.Nhà khoa học tiến hóa Keith Baverstock đến từ Đại học Đông Phần Lan, cũng tỏ ra thận trọng trong bình luận bên dưới bài nghiên cứu."Các giả thuyết được đề xuất củng cố nguồn gốc ngoài hành tinh của sự sống. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là kết luận. Vẫn còn nhiều cách giải thích khả thi khác cho bằng chứng mà công trình đề cập", Baverstock nói thêm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Một nhóm gồm 33 nhà khoa học bao gồm nhà nghiên cứu miễn dịch phân tử Edward Steele và nhà sinh vật học thiên văn Chandra Wickramasinghe, đã gây tranh cãi lớn khi đưa ra những bằng chứng cho rằng bạch tuộc là sinh vật ngoài hành tinh.
Nguyên nhân là vì bộ gen của bạch tuộc có độ phức tạp đến kinh ngạc khi được mã hóa bởi 33.000 protein, nhiều hơn cả loài người.
Bạch tuộc thường được cho là có nguồn gốc từ lớp nautiloid (ốc anh vũ), tiến hóa cách đây khoảng 500 triệu năm. Nhưng điều đó không giúp giải thích tại sao loài động vật chân đầu này sở hữu những đặc điểm gây kinh ngạc hoặc tại sao bạch tuộc khác xa về mặt di truyền so với tổ tiên ốc anh vũ.
Bên cạnh đó, bạch tuộc cũng sở hữu bộ não lớn, hệ thần kinh cực kỳ phức tạp và có một cơ thể kỳ lạ có khả năng thay đổi màu sắc tới mức chóng mặt để ngụy trang vào môi trường xung quanh.
Điều đó cho thấy chúng được tiến hóa theo một quy trình không hề bình thường. Nhiều khả năng trứng mực và trứng bạch tuộc được đóng băng trên sao chổi đã rơi xuống đại dương trên Trái Đất vài trăm triệu năm trước sau vụ nổ Cambrian.
Trong nghiên cứu, các tác giả đưa giả thuyết mầm sống ngoài hành tinh xâm chiếm Trái Đất dưới nhiều dạng, bao gồm virus và vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường vũ trụ. Nghiên cứu cân nhắc 60 năm thí nghiệm và quan sát từ hàng loạt lĩnh vực khoa học để rút ra kết luận khác thường.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định đây là giả thuyết và việc chứng minh bạch tuộc là sinh vật đến từ ngoài hành tinh vẫn cần thêm nhiều bằng chứng xác thực khác.
Nguyên nhân là vì sự sống trên Trái Đất đã kéo dài hàng tỷ năm và có nhiều dạng đột biến phức tạp mà con người chưa thể nghiên cứu được.
Trên thực tế, rất ít chuyên gia trong cộng đồng khoa học đồng ý bạch tuộc đến từ ngoài vũ trụ. Chuyên gia virus Karin Moelling ở Viện Di truyền Phân tử Max Planck tại Berlin, Đức, không cảm thấy nghiên cứu có sức thuyết phục.
"Công trình này rất hữu ích, thu hút sự chú ý và đáng để suy ngẫm, nhưng không thể coi kết luận chính về virus, vi khuẩn và thậm chí động vật đến từ vũ trụ là phát hiện nghiêm túc", Moelling cho biết.
Nhà khoa học tiến hóa Keith Baverstock đến từ Đại học Đông Phần Lan, cũng tỏ ra thận trọng trong bình luận bên dưới bài nghiên cứu.
"Các giả thuyết được đề xuất củng cố nguồn gốc ngoài hành tinh của sự sống. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là kết luận. Vẫn còn nhiều cách giải thích khả thi khác cho bằng chứng mà công trình đề cập", Baverstock nói thêm.