Nọc bọ cạp vô cùng đắt đỏ, với mức giá 39 triệu USD (khoảng 907 tỷ đồng) cho mỗi gallon (1 gallon = 3,78 lít), nọc độc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất thế giới.Sự ưa chuộng nọc độc bọ cạp nói riêng và các loài có độc khác nói chung nằm trong xu hướng đang phát triển của một lĩnh vực khoa học gọi là Venomics. Đây là lĩnh vực nghiên cứu protein có trong nọc độc.Mục đích của lĩnh vực này là để săn tìm các phân tử có dược tính, có thể điều chế trở thành thuốc cho con người. Ví dụ, bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong.Chẳng hạn, chlorotoxin trong nọc độc bọ cạp có thể liên kết với một số tế bào ung thư trong não và cột sống, từ đó giúp xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u.Các nhà nghiên cứu còn sử dụng bọ cạp để loại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp cũng được thử nghiệm để chữa các bệnh về xương trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có hiệu quả tương tự trên người.Càng nghiên cứu nọc bọ cạp, các nhà khoa học càng phát hiện nhiều công dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nọc độc bọ cạp sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra cách chiết nọc bọ cạp nhanh hơn.Ví dụ khác, một trong những loại thuốc có nguồn gốc nọc độc hứa hẹn nhất hiện nay được thu thập từ loài nhện mạng phễu trên đảo Fraser của Australia.Nọc của loài nhện này có thể dễ dàng giết chết một người trưởng thành. Nhưng một số thành phần trong nó có thể giúp ngăn chặn quá trình chết tế bào của một bệnh nhân bị đau tim.Tại sao lại là nọc độc? Nhìn chung, các loại độc tố sẽ tác động vào sinh vật bị nhiễm độc theo 3 cơ chế: Độc tố tấn công vào hệ thần kinh, làm tê liệt nạn nhân. Các phân tử gọi là Hemotoxin nhắm vào máu. Và độc tố mô cục bộ tấn công khu vực xung quanh vị trí vết cắn hoặc tiếp xúc.Cả 3 cơ chế tác động này đều lấy chìa khóa hoạt động là các protein. Bản thân con người chúng ta cũng được cấu tạo nên từ protein, và protein trong cơ thể chúng ta cũng có thể trở thành mục tiêu của nọc độc.Nhưng nếu nọc độc có thể nhắm mục tiêu chính xác vào các protein trong tế bào người, thì đó cũng là mục tiêu của các phân tử thuốc.Vì vậy chỉ cần chúng ta loại bỏ được thành phần độc tố và chọn ra đúng thành phần nhắm bắn vào các protein, chúng ta sẽ có thể biến nọc độc thành một loại thuốc chữa bệnh.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Nọc bọ cạp vô cùng đắt đỏ, với mức giá 39 triệu USD (khoảng 907 tỷ đồng) cho mỗi gallon (1 gallon = 3,78 lít), nọc độc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất thế giới.
Sự ưa chuộng nọc độc bọ cạp nói riêng và các loài có độc khác nói chung nằm trong xu hướng đang phát triển của một lĩnh vực khoa học gọi là Venomics. Đây là lĩnh vực nghiên cứu protein có trong nọc độc.
Mục đích của lĩnh vực này là để săn tìm các phân tử có dược tính, có thể điều chế trở thành thuốc cho con người. Ví dụ, bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong.
Chẳng hạn, chlorotoxin trong nọc độc bọ cạp có thể liên kết với một số tế bào ung thư trong não và cột sống, từ đó giúp xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u.
Các nhà nghiên cứu còn sử dụng bọ cạp để loại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp cũng được thử nghiệm để chữa các bệnh về xương trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có hiệu quả tương tự trên người.
Càng nghiên cứu nọc bọ cạp, các nhà khoa học càng phát hiện nhiều công dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nọc độc bọ cạp sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra cách chiết nọc bọ cạp nhanh hơn.
Ví dụ khác, một trong những loại thuốc có nguồn gốc nọc độc hứa hẹn nhất hiện nay được thu thập từ loài nhện mạng phễu trên đảo Fraser của Australia.
Nọc của loài nhện này có thể dễ dàng giết chết một người trưởng thành. Nhưng một số thành phần trong nó có thể giúp ngăn chặn quá trình chết tế bào của một bệnh nhân bị đau tim.
Tại sao lại là nọc độc? Nhìn chung, các loại độc tố sẽ tác động vào sinh vật bị nhiễm độc theo 3 cơ chế: Độc tố tấn công vào hệ thần kinh, làm tê liệt nạn nhân. Các phân tử gọi là Hemotoxin nhắm vào máu. Và độc tố mô cục bộ tấn công khu vực xung quanh vị trí vết cắn hoặc tiếp xúc.
Cả 3 cơ chế tác động này đều lấy chìa khóa hoạt động là các protein. Bản thân con người chúng ta cũng được cấu tạo nên từ protein, và protein trong cơ thể chúng ta cũng có thể trở thành mục tiêu của nọc độc.
Nhưng nếu nọc độc có thể nhắm mục tiêu chính xác vào các protein trong tế bào người, thì đó cũng là mục tiêu của các phân tử thuốc.
Vì vậy chỉ cần chúng ta loại bỏ được thành phần độc tố và chọn ra đúng thành phần nhắm bắn vào các protein, chúng ta sẽ có thể biến nọc độc thành một loại thuốc chữa bệnh.