Các nhà khoa học hiện nay phân chia những vùng biển có độ sâu lớn hơn 200m vào mục “ biển sâu". Điểm sâu nhất dưới đáy đại dương có tên gọi là “Điểm thách thức” (Challenger Deep) nằm trong rãnh Mariana ở phía tây Thái Bình Dương, nơi có độ sâu lên đến hơn 11.000m.Ở vùng hadal, áp suất khủng khiếp dưới 11.000m nước biển đã biến nơi đây trở thành một vùng bất khả xâm phạm thật sự. Không một sinh vật nào ở tầng trên có thể thâm nhập xuống nơi này cũng như tất cả những cư dân sống ở đây đều không bao giờ có thể ngoi lên được những tầng cao hơn.Vùng hadal bao gồm một loạt các rãnh kiến tạo rời rạc và những điểm sụt lún bất thường. Có tổng cộng 46 vùng hadal trên toàn thế giới, bao gồm 33 rãnh và 13 mảng sâu.Các nhà khoa học cho rằng hầu hết các vùng hadal đều đã được hình thành từ 65,5 triệu năm trước trong thời kỳ Kainozoi.Trái đất dường như là hành tinh duy nhất có các đới hút chìm và mảng kiến tạo vẫn còn đang hoạt động. Mảng kiến tạo trên sao Thủy và Mặt trăng đã chết. Sao Hỏa đã ngừng hoạt động kiến tạo từ lâu. Sao Kim bị chi phối bởi một lớp thạch quyển quá dày với các mảng manti kết tụ.Ở Trái đất, chính nhờ các đới hút chìm mà vỏ lục địa được tạo ra và nhô lên từ đại dương. Chính vì thế, nếu không có các đới hút chìm và vùng hadal, cho đến bây giờ, tất cả mọi nơi trên mặt đất cũng vẫn còn chìm trong nước. Con người sẽ không bao giờ có thể xuất hiện.Khá nhiều sinh vật biển đã được tìm thấy ở vùng đáy biển đạt đến độ sâu hadal. Các nhóm sinh vật phổ biến nhất là giun nhiều tơ, hai mảnh vỏ, chân bụng, giáp xác chân hai loại và hải sâm.Trong những thập niên 1970, rãnh kiến tạo Puerto Rico là một địa điểm mà con người dùng để xử lý chất thải y tế. Chỉ trong vòng hơn 5 năm, đã có hơn 387.000 tấn chất thải đã được đổ xuống nơi này. Con số này tương đương với trọng lượng của 880 chiếc máy bay Boeing 747.Ngoài ra, con người còn tống xuống nơi này luôn cả con tàu vũ trụ xấu số Apollo 13 khi nó bị phát nổ cùng với một chiếc máy phát điện đồng vị phóng xạ nhiệt điện (RTG).RTG chứa đến 3,9 kg plutonium-238 và cuối cùng đã bị chính phủ Mỹ vứt xuống vùng biển phía tây nam Thái Bình Dương. Theo dấu vết của máy định vị, RTG đã chìm xuống rãnh kiến tạo Tonga và nằm ở độ sâu từ khoảng 6.000 đến 9.000m. RTG sẽ tiếp tục tạo ra ô nhiễm phóng xạ cho một vùng rộng lớn dưới đáy biển trong suốt nhiều ngàn năm nữa.Một trong những câu nói phổ biến trong giới khoa học là: “Nếu đặt đỉnh Everest xuống rãnh Mariana, nó sẽ bị bao phủ bởi 2km nước”. Điều này chứng tỏ độ sâu khủng khiếp của những rãnh hadal. Việc chinh phục những điểm sâu này vốn gặp phải rất nhiều khó khăn.
Các nhà khoa học hiện nay phân chia những vùng biển có độ sâu lớn hơn 200m vào mục “ biển sâu". Điểm sâu nhất dưới đáy đại dương có tên gọi là “Điểm thách thức” (Challenger Deep) nằm trong rãnh Mariana ở phía tây Thái Bình Dương, nơi có độ sâu lên đến hơn 11.000m.
Ở vùng hadal, áp suất khủng khiếp dưới 11.000m nước biển đã biến nơi đây trở thành một vùng bất khả xâm phạm thật sự. Không một sinh vật nào ở tầng trên có thể thâm nhập xuống nơi này cũng như tất cả những cư dân sống ở đây đều không bao giờ có thể ngoi lên được những tầng cao hơn.
Vùng hadal bao gồm một loạt các rãnh kiến tạo rời rạc và những điểm sụt lún bất thường. Có tổng cộng 46 vùng hadal trên toàn thế giới, bao gồm 33 rãnh và 13 mảng sâu.
Các nhà khoa học cho rằng hầu hết các vùng hadal đều đã được hình thành từ 65,5 triệu năm trước trong thời kỳ Kainozoi.
Trái đất dường như là hành tinh duy nhất có các đới hút chìm và mảng kiến tạo vẫn còn đang hoạt động. Mảng kiến tạo trên sao Thủy và Mặt trăng đã chết. Sao Hỏa đã ngừng hoạt động kiến tạo từ lâu. Sao Kim bị chi phối bởi một lớp thạch quyển quá dày với các mảng manti kết tụ.
Ở Trái đất, chính nhờ các đới hút chìm mà vỏ lục địa được tạo ra và nhô lên từ đại dương. Chính vì thế, nếu không có các đới hút chìm và vùng hadal, cho đến bây giờ, tất cả mọi nơi trên mặt đất cũng vẫn còn chìm trong nước. Con người sẽ không bao giờ có thể xuất hiện.
Khá nhiều sinh vật biển đã được tìm thấy ở vùng đáy biển đạt đến độ sâu hadal. Các nhóm sinh vật phổ biến nhất là giun nhiều tơ, hai mảnh vỏ, chân bụng, giáp xác chân hai loại và hải sâm.
Trong những thập niên 1970, rãnh kiến tạo Puerto Rico là một địa điểm mà con người dùng để xử lý chất thải y tế. Chỉ trong vòng hơn 5 năm, đã có hơn 387.000 tấn chất thải đã được đổ xuống nơi này. Con số này tương đương với trọng lượng của 880 chiếc máy bay Boeing 747.
Ngoài ra, con người còn tống xuống nơi này luôn cả con tàu vũ trụ xấu số Apollo 13 khi nó bị phát nổ cùng với một chiếc máy phát điện đồng vị phóng xạ nhiệt điện (RTG).
RTG chứa đến 3,9 kg plutonium-238 và cuối cùng đã bị chính phủ Mỹ vứt xuống vùng biển phía tây nam Thái Bình Dương. Theo dấu vết của máy định vị, RTG đã chìm xuống rãnh kiến tạo Tonga và nằm ở độ sâu từ khoảng 6.000 đến 9.000m. RTG sẽ tiếp tục tạo ra ô nhiễm phóng xạ cho một vùng rộng lớn dưới đáy biển trong suốt nhiều ngàn năm nữa.
Một trong những câu nói phổ biến trong giới khoa học là: “Nếu đặt đỉnh Everest xuống rãnh Mariana, nó sẽ bị bao phủ bởi 2km nước”. Điều này chứng tỏ độ sâu khủng khiếp của những rãnh hadal. Việc chinh phục những điểm sâu này vốn gặp phải rất nhiều khó khăn.