Bên dòng sông Sê San rộng lớn chính là công trình thủy điện Ialy, thuộc địa bàn 2 huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.Với tổng công suất lắp đặt 720 MW và điện lượng bình quân là 3,68 tỉ KWh, nhà máy thủy điện Ialy khởi công xây dựng ngày 4/11/1993, khánh thành ngày 27/4/2003. Tổ máy đầu tiên phát điện ngày 12/5/2000 và tổ máy cuối cùng hoà vào lưới điện quốc gia ngày 12/12/2001.Thủy điện có chiều dài đỉnh đập 1.142,0 m, đập cao 71,0 m. Tràn xả lũ gồm 6 cửa. Mỗi cửa rộng 15 m. Lòng hồ thủy điện Ialy rộng tới 64,5 km2.Ngoài tiềm năng về sản xuất điện, công trình thủy điện Ialy còn tạo nên một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên với diện tích bề mặt hồ 64,5km2 và dung tích 1,03 tỷ m3.Một điều đặc biệt là phần lớn các hạng mục của nhà máy thủy điện Ialy được xây dựng ngầm trong lòng núi.Khi xây dựng, khối lượng công tác chính gồm đào đất đá 7,7 triệu m3, trong đó đào ngầm 854 nghìn m3, đắp đất đá các loại 8,7 triệu m3, bê tông 574 nghìn m3, với gần 240 nghìn m3 bê tông ngầm, lắp đặt gần 20 nghìn tấn thiết bị.Đây là nhà máy thủy điện ngầm lớn thứ 2 của Việt Nam sau Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Tuy vậy, do ưu thế chênh lệch địa hình cộng thêm chiều cao thác nước nên cột nước thiết kế nhà máy Thuỷ điện Ialy cao hơn Hòa Bình đến 2,3 lần. Số lượng các hạng mục công trình của tuyến năng lượng nhiều hơn, dài hơn và phức tạp hơn.Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp nên các nhà thiết kế bố trí các công trình phụ trợ, khu lán trại, khu đập tràn, hầm xả lũ thi công nằm bên bờ trái sông Sê San, kênh dẫn dòng và cửa lấy nước, nhà máy bên bờ phải.Mùa khô năm 1993-1994 qua sông bằng cầu phao, mùa lũ đi bằng phà. Năm 1995 đi từ bờ trái sang bờ phải bằng cầu cứng tạm lắp qua kênh dẫn dòng bờ phải. Mùa khô năm 1997 sau khi đã đắp đập lấp kênh thì dỡ cầu phao, giao thông đôi bờ đi qua tuyến đập đang đắp dở.Nhưng khó nhất, phức tạp nhất vẫn là đào hầm. Để phục vụ thi công hệ thống công trình ngầm, các nhà khoa học đã thiết kế một hệ thống 14 hầm phụ với tổng chiều dài trên 4,5 km để đi đến mọi vị trí cần thiết.Hiện không chỉ cung cấp điện, nhà máy thủy điện Ialy còn một điểm tham quan lý tưởng.Đường đến đập thủy điện rất đẹp, núi đồi trập trùng, cao nguyên bát ngát, xen lẫn với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Đặc biệt là cảnh đẹp nên thơ của sông Sê San, con sông xanh biếc, uốn lượn như một dải lụa vắt ngang qua các khe núi, trôi lững lờ bên những cánh rừng rậm rạp.Từ cổng chính của nhà máy, có thể phóng tầm mắt ra xa để nhìn toàn cảnh hồ chứa nước rộng lớn. Ngoài vai trò tích trữ nước dùng cho việc phát điện, lòng hồ còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài thủy sinh nước ngọt.Tiến gần tới đập xả nước, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thác nước khổng lồ từ trên cao chảy xuống, đặc biệt là vào những dịp xả lũ. Đập xả lũ gồm có 6 van cửa, mỗi van cửa rộng tới 15m, sức nước chảy mạnh tung bọt trắng xóa, đôi khi còn được thấy cả dải cầu vồng.Đừng bỏ lỡ chuyến tham quan "cung điện" ngầm dưới lòng đất. Thực chất đây là con đường ngầm dài tới 600 m xuyên qua lòng núi của công trình thủy điện hiện đại này. Dưới lòng đất là gian máy ngầm, chính là nơi đặt bốn tổ máy khổng lồ cùng hệ thống quạt thông gió hoạt động suốt ngày đêm.Hoàng hôn hay bình minh trên thủy điện Ialy đều là những khoảnh khắc rất đáng để trải nghiệm.Từ trên công trình, bạn cũng có thể nhìn xuống toàn cảnh núi rừng Tây Nguyên, vào hoàng hôn hay những ngày không có nắng, mây khói Tây Nguyên giăng giăng khắp lối tạo nên một khung cảnh như ở cõi tiên.Mời độc giả xem video: Cha gài điện bẫy chuột, con gái vướng bẫy tử vong. Nguồn: THDT.
Bên dòng sông Sê San rộng lớn chính là công trình thủy điện Ialy, thuộc địa bàn 2 huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Với tổng công suất lắp đặt 720 MW và điện lượng bình quân là 3,68 tỉ KWh, nhà máy thủy điện Ialy khởi công xây dựng ngày 4/11/1993, khánh thành ngày 27/4/2003. Tổ máy đầu tiên phát điện ngày 12/5/2000 và tổ máy cuối cùng hoà vào lưới điện quốc gia ngày 12/12/2001.
Thủy điện có chiều dài đỉnh đập 1.142,0 m, đập cao 71,0 m. Tràn xả lũ gồm 6 cửa. Mỗi cửa rộng 15 m. Lòng hồ thủy điện Ialy rộng tới 64,5 km2.
Ngoài tiềm năng về sản xuất điện, công trình thủy điện Ialy còn tạo nên một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên với diện tích bề mặt hồ 64,5km2 và dung tích 1,03 tỷ m3.
Một điều đặc biệt là phần lớn các hạng mục của nhà máy thủy điện Ialy được xây dựng ngầm trong lòng núi.
Khi xây dựng, khối lượng công tác chính gồm đào đất đá 7,7 triệu m3, trong đó đào ngầm 854 nghìn m3, đắp đất đá các loại 8,7 triệu m3, bê tông 574 nghìn m3, với gần 240 nghìn m3 bê tông ngầm, lắp đặt gần 20 nghìn tấn thiết bị.
Đây là nhà máy thủy điện ngầm lớn thứ 2 của Việt Nam sau Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Tuy vậy, do ưu thế chênh lệch địa hình cộng thêm chiều cao thác nước nên cột nước thiết kế nhà máy Thuỷ điện Ialy cao hơn Hòa Bình đến 2,3 lần. Số lượng các hạng mục công trình của tuyến năng lượng nhiều hơn, dài hơn và phức tạp hơn.
Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp nên các nhà thiết kế bố trí các công trình phụ trợ, khu lán trại, khu đập tràn, hầm xả lũ thi công nằm bên bờ trái sông Sê San, kênh dẫn dòng và cửa lấy nước, nhà máy bên bờ phải.
Mùa khô năm 1993-1994 qua sông bằng cầu phao, mùa lũ đi bằng phà. Năm 1995 đi từ bờ trái sang bờ phải bằng cầu cứng tạm lắp qua kênh dẫn dòng bờ phải. Mùa khô năm 1997 sau khi đã đắp đập lấp kênh thì dỡ cầu phao, giao thông đôi bờ đi qua tuyến đập đang đắp dở.
Nhưng khó nhất, phức tạp nhất vẫn là đào hầm. Để phục vụ thi công hệ thống công trình ngầm, các nhà khoa học đã thiết kế một hệ thống 14 hầm phụ với tổng chiều dài trên 4,5 km để đi đến mọi vị trí cần thiết.
Hiện không chỉ cung cấp điện, nhà máy thủy điện Ialy còn một điểm tham quan lý tưởng.
Đường đến đập thủy điện rất đẹp, núi đồi trập trùng, cao nguyên bát ngát, xen lẫn với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Đặc biệt là cảnh đẹp nên thơ của sông Sê San, con sông xanh biếc, uốn lượn như một dải lụa vắt ngang qua các khe núi, trôi lững lờ bên những cánh rừng rậm rạp.
Từ cổng chính của nhà máy, có thể phóng tầm mắt ra xa để nhìn toàn cảnh hồ chứa nước rộng lớn. Ngoài vai trò tích trữ nước dùng cho việc phát điện, lòng hồ còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài thủy sinh nước ngọt.
Tiến gần tới đập xả nước, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thác nước khổng lồ từ trên cao chảy xuống, đặc biệt là vào những dịp xả lũ. Đập xả lũ gồm có 6 van cửa, mỗi van cửa rộng tới 15m, sức nước chảy mạnh tung bọt trắng xóa, đôi khi còn được thấy cả dải cầu vồng.
Đừng bỏ lỡ chuyến tham quan "cung điện" ngầm dưới lòng đất. Thực chất đây là con đường ngầm dài tới 600 m xuyên qua lòng núi của công trình thủy điện hiện đại này.
Dưới lòng đất là gian máy ngầm, chính là nơi đặt bốn tổ máy khổng lồ cùng hệ thống quạt thông gió hoạt động suốt ngày đêm.
Hoàng hôn hay bình minh trên thủy điện Ialy đều là những khoảnh khắc rất đáng để trải nghiệm.
Từ trên công trình, bạn cũng có thể nhìn xuống toàn cảnh núi rừng Tây Nguyên, vào hoàng hôn hay những ngày không có nắng, mây khói Tây Nguyên giăng giăng khắp lối tạo nên một khung cảnh như ở cõi tiên.
Mời độc giả xem video: Cha gài điện bẫy chuột, con gái vướng bẫy tử vong. Nguồn: THDT.