Thị trấn Burj Al Babas nằm ở một thung lũng sâu, được bao phủ bởi rừng thông rậm rạp với những suối nước nóng xung quanh. Thung lũng này có cảnh tượng rất giống trong phim hoạt hình Disney với hàng trăm tòa nhà có hình dạng lâu đài giống hệt nhau. Burj Al Babas là một khu đô thị bao gồm hàng trăm biệt thự được xây dựng theo phong cách lâu đài của Disney bị bỏ hoang tại Thổ Nhĩ Kỳ.Trước đây, nơi này được cho là điểm đến nghỉ dưỡng nhộn nhịp dành cho giới siêu giàu trên thế giới. Khu biệt thự Burj Al Babas lấy cảm hứng từ những lâu đài của Disney, trải dài trên một thung lũng đẹp như tranh vẽ tại thị trấn nhỏ Mudurnu, tỉnh Bolo, tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ.Tuy nhiên, khi nhìn kỹ lại, bạn sẽ thấy vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang trên mặt đất, những con đường còn dở dang và không có một bóng người sinh sống. Đó là một “thị trấn ma” trong câu chuyện cổ tích, một dự án phát triển đầy tham vọng đã trở nên hoang phế vì sự quản lý yếu kém.Ngôi làng lâu đài độc đáo tại Thổ Nhĩ Kỳ này là sản phẩm của anh em nhà Yerdelen, những người điều hành công ty xây dựng Sarot Property Group. Mục tiêu của họ là thu hút những người mua giàu có đến từ khu vực Trung Đông, những người có sở thích nghỉ dưỡng ở Thổ Nhĩ Kỳ vì khí hậu Địa Trung Hải và cảnh quan đẹp. Điều quan trọng là họ có thể mua các căn biệt thự này với giá cắt cổ.Ngay lập tức, ý tưởng này đã thu hút sự phản đối dữ dội từ một số nhóm cư dân Mudurnu. Mặc dù một số người coi sự phát triển này là một nguồn việc làm có thể thúc đẩy nền kinh tế địa phương, nhưng nhiều người phẫn nộ vì sự coi thường di sản văn hóa hiện có của khu vực và tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng địa phương.Bất chấp sự phản đối, kế hoạch của Sarot đã khởi động vào năm 2014, với khoảng 200 triệu đô la được chi cho việc xây dựng 587 trong tổng số 732 biệt thự theo kế hoạch. Nhưng thảm họa tài chính đã xảy ra vào năm 2018, khi cả thị trường bất động sản và nền kinh tế toàn cầu xấu đi và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá, Sarot tuyên bố phá sản.Đến năm 2019, Burj Al Arab còn khoảng một nửa dự án chưa được hoàn thiện và mọi thứ đã không tiến triển nhiều kể từ đó. Không có biệt thự nào trong số 530 biệt thự còn lại được tiếp tục xây dựng cho đến nay.Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó. Năm 2020, Sarot thoát khỏi tình trạng phá sản, tự tin rằng họ có thể bán số biệt thự đã hoàn thiện để trả nợ và tiếp tục phát triển. Gần đây nhất, toàn bộ dự án đã được mua lại bởi NOVA Group Holdings, một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Liệu dự án có được NOVA cứu vãn hay không, đến giờ vẫn là một ẩn số.
Thị trấn Burj Al Babas nằm ở một thung lũng sâu, được bao phủ bởi rừng thông rậm rạp với những suối nước nóng xung quanh. Thung lũng này có cảnh tượng rất giống trong phim hoạt hình Disney với hàng trăm tòa nhà có hình dạng lâu đài giống hệt nhau. Burj Al Babas là một khu đô thị bao gồm hàng trăm biệt thự được xây dựng theo phong cách lâu đài của Disney bị bỏ hoang tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đây, nơi này được cho là điểm đến nghỉ dưỡng nhộn nhịp dành cho giới siêu giàu trên thế giới. Khu biệt thự Burj Al Babas lấy cảm hứng từ những lâu đài của Disney, trải dài trên một thung lũng đẹp như tranh vẽ tại thị trấn nhỏ Mudurnu, tỉnh Bolo, tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, khi nhìn kỹ lại, bạn sẽ thấy vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang trên mặt đất, những con đường còn dở dang và không có một bóng người sinh sống. Đó là một “thị trấn ma” trong câu chuyện cổ tích, một dự án phát triển đầy tham vọng đã trở nên hoang phế vì sự quản lý yếu kém.
Ngôi làng lâu đài độc đáo tại Thổ Nhĩ Kỳ này là sản phẩm của anh em nhà Yerdelen, những người điều hành công ty xây dựng Sarot Property Group. Mục tiêu của họ là thu hút những người mua giàu có đến từ khu vực Trung Đông, những người có sở thích nghỉ dưỡng ở Thổ Nhĩ Kỳ vì khí hậu Địa Trung Hải và cảnh quan đẹp. Điều quan trọng là họ có thể mua các căn biệt thự này với giá cắt cổ.
Ngay lập tức, ý tưởng này đã thu hút sự phản đối dữ dội từ một số nhóm cư dân Mudurnu. Mặc dù một số người coi sự phát triển này là một nguồn việc làm có thể thúc đẩy nền kinh tế địa phương, nhưng nhiều người phẫn nộ vì sự coi thường di sản văn hóa hiện có của khu vực và tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng địa phương.
Bất chấp sự phản đối, kế hoạch của Sarot đã khởi động vào năm 2014, với khoảng 200 triệu đô la được chi cho việc xây dựng 587 trong tổng số 732 biệt thự theo kế hoạch. Nhưng thảm họa tài chính đã xảy ra vào năm 2018, khi cả thị trường bất động sản và nền kinh tế toàn cầu xấu đi và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá, Sarot tuyên bố phá sản.
Đến năm 2019, Burj Al Arab còn khoảng một nửa dự án chưa được hoàn thiện và mọi thứ đã không tiến triển nhiều kể từ đó. Không có biệt thự nào trong số 530 biệt thự còn lại được tiếp tục xây dựng cho đến nay.
Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó. Năm 2020, Sarot thoát khỏi tình trạng phá sản, tự tin rằng họ có thể bán số biệt thự đã hoàn thiện để trả nợ và tiếp tục phát triển. Gần đây nhất, toàn bộ dự án đã được mua lại bởi NOVA Group Holdings, một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Liệu dự án có được NOVA cứu vãn hay không, đến giờ vẫn là một ẩn số.