Trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản tồn tại bốn sinh vật huyền bí có sức mạnh siêu nhiên bảo vệ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đầu tiên là Genbu – Thần bảo vệ phương Bắc.Vị thần này hiện diện trong hình dáng của một con rùa khổng lồ, quấn quanh là một con rắn với chiếc đuôi cực dài. Vỏ rùa là một biểu tượng của trời đất. Phần bằng phẳng bên dưới tượng trưng cho mặt đất, phần vòm cong bên trên là các tầng trời.Thông thường Genbu có màu đen nhưng trong một số hoàn cảnh lại mang màu vàng hoặc màu tím, màu của Hoàng gia. Genbu kiểm soát các yếu tố về nước hoặc liên quan đến mùa đông, trấn giữ ở phía bắc cung điện Hoàng gia Kyoto. Sinh vật huyền bí này cũng là biểu tượng cho sự thuần khiết, trường tồn vĩnh cửu cùng sự linh hoạt và trí tuệ.Seiryu – Thần bảo vệ phương Đông, có nghĩa là "rồng xanh". Hiện thân là một con rồng mang hai màu xanh dương và xanh lục, Seiryu đại diện cho sức mạnh và quyền lực và là sự hiện diện của mùa xuân. Một số tích còn cho rằng Seiryu là thủ lĩnh trong bốn linh thú.Seiryu mang sức mạnh của nguyên tố mộc, có khả năng điều khiển mưa gió, sở hữu sức mạnh vô song, ban phát quyền lực, sự giàu có thịnh vượng cho con người.Thần Seiryu canh giữ phía Đông Nhật Bản. Thần được thờ phụng tại chùa Kiyomizu-dera nằm ở phía đông Kyoto. Người dân ở đây dựng một bức tượng rồng ngay lối vào chùa và tổ chức lễ hội hằng năm, nhằm tôn vinh vị linh thú hộ mệnh.Suzaku – Thần bảo vệ phương Nam, mang tên "phượng hoàng lửa", Suzaku được cho là đẹp và lộng lẫy nhất trong bốn vị linh thú. Xuất hiện dưới hình dạng chim phượng hoàng với đôi cánh sải rộng, đuôi dài và đỏ thẫm, có thể hiểu vì sao Suzaku luôn nổi bật.Vị thần này thường bị nhầm lẫn với những linh thú có vẻ ngoài tương tự trong truyền thuyết các nước, như phượng hoàng Hoo của Trung Quốc hay chim Garuda của Ấn Độ. Không có bằng chứng nào đủ thuyết phục để nói rằng những sinh vật này có mối quan hệ với nhau.Thần nắm giữ nguyên tố lửa và tượng trưng cho mùa hè, đại diện cho đức tính trung thực, lòng trung thành, ý chí, sự thiện lương và tinh thần cao thượng.Byakko – Thần hộ mệnh phía Tây, là một con hổ trắng, và cái tên Byakko (Bạch Hổ) cũng có ý nghĩa như vậy. Byakko nắm giữ yếu tố kim loại, điều khiển gió và đại diện cho mùa thu.Theo truyền thuyết, thần hổ bảo vệ cho chân lý và sự công bình của loài người. Thần cũng chính là biểu tượng cho sự công bằng và lòng dũng cảm. Thần hổ không chỉ hỗ trợ quân đội của Hoàng đế chống lại kẻ thù, mà còn chiến đấu với ma quỷ đe dọa người chết trong mồ mả của họ.Vì vậy, trong nghi lễ chôn cất và thờ cúng của giới quý tộc cổ đại như nhà vua và các tướng lĩnh, luôn xuất hiện hình ảnh thần Byakko. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những bức tranh vẽ hình hổ trắng trên những ngôi mộ ở Nara.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản tồn tại bốn sinh vật huyền bí có sức mạnh siêu nhiên bảo vệ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đầu tiên là Genbu – Thần bảo vệ phương Bắc.
Vị thần này hiện diện trong hình dáng của một con rùa khổng lồ, quấn quanh là một con rắn với chiếc đuôi cực dài. Vỏ rùa là một biểu tượng của trời đất. Phần bằng phẳng bên dưới tượng trưng cho mặt đất, phần vòm cong bên trên là các tầng trời.
Thông thường Genbu có màu đen nhưng trong một số hoàn cảnh lại mang màu vàng hoặc màu tím, màu của Hoàng gia. Genbu kiểm soát các yếu tố về nước hoặc liên quan đến mùa đông, trấn giữ ở phía bắc cung điện Hoàng gia Kyoto. Sinh vật huyền bí này cũng là biểu tượng cho sự thuần khiết, trường tồn vĩnh cửu cùng sự linh hoạt và trí tuệ.
Seiryu – Thần bảo vệ phương Đông, có nghĩa là "rồng xanh". Hiện thân là một con rồng mang hai màu xanh dương và xanh lục, Seiryu đại diện cho sức mạnh và quyền lực và là sự hiện diện của mùa xuân. Một số tích còn cho rằng Seiryu là thủ lĩnh trong bốn linh thú.
Seiryu mang sức mạnh của nguyên tố mộc, có khả năng điều khiển mưa gió, sở hữu sức mạnh vô song, ban phát quyền lực, sự giàu có thịnh vượng cho con người.
Thần Seiryu canh giữ phía Đông Nhật Bản. Thần được thờ phụng tại chùa Kiyomizu-dera nằm ở phía đông Kyoto. Người dân ở đây dựng một bức tượng rồng ngay lối vào chùa và tổ chức lễ hội hằng năm, nhằm tôn vinh vị linh thú hộ mệnh.
Suzaku – Thần bảo vệ phương Nam, mang tên "phượng hoàng lửa", Suzaku được cho là đẹp và lộng lẫy nhất trong bốn vị linh thú. Xuất hiện dưới hình dạng chim phượng hoàng với đôi cánh sải rộng, đuôi dài và đỏ thẫm, có thể hiểu vì sao Suzaku luôn nổi bật.
Vị thần này thường bị nhầm lẫn với những linh thú có vẻ ngoài tương tự trong truyền thuyết các nước, như phượng hoàng Hoo của Trung Quốc hay chim Garuda của Ấn Độ. Không có bằng chứng nào đủ thuyết phục để nói rằng những sinh vật này có mối quan hệ với nhau.
Thần nắm giữ nguyên tố lửa và tượng trưng cho mùa hè, đại diện cho đức tính trung thực, lòng trung thành, ý chí, sự thiện lương và tinh thần cao thượng.
Byakko – Thần hộ mệnh phía Tây, là một con hổ trắng, và cái tên Byakko (Bạch Hổ) cũng có ý nghĩa như vậy. Byakko nắm giữ yếu tố kim loại, điều khiển gió và đại diện cho mùa thu.
Theo truyền thuyết, thần hổ bảo vệ cho chân lý và sự công bình của loài người. Thần cũng chính là biểu tượng cho sự công bằng và lòng dũng cảm. Thần hổ không chỉ hỗ trợ quân đội của Hoàng đế chống lại kẻ thù, mà còn chiến đấu với ma quỷ đe dọa người chết trong mồ mả của họ.
Vì vậy, trong nghi lễ chôn cất và thờ cúng của giới quý tộc cổ đại như nhà vua và các tướng lĩnh, luôn xuất hiện hình ảnh thần Byakko. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những bức tranh vẽ hình hổ trắng trên những ngôi mộ ở Nara.
Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News