Các nhà khoa học tin rằng có Hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời của chúng ta, nó có kích thước gấp 10 lần Trái Đất và di chuyển dọc theo một quỹ đạo kéo dài nằm ở khoảng cách xa gấp 400 lần khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt trời. Quỹ đạo của hành tinh thứ 9 có lẽ cũng lệch từ 15 đến 25 độ so với mặt phẳng quỹ đạo chính của hệ Mặt trời, nơi các hành tinh còn lại di chuyển.Ý tưởng về sự tồn tại của hành tinh mới này được đề xuất vào năm 2014, và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới thiên văn học.Vị trí của hành tinh thứ 9 đến nay vẫn chưa được xác nhận khiến việc gửi tàu vũ trụ hay quan sát nó từ Trái Đất đều bất khả thi.Thế nhưng, nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Man Ho Chan từ Đại học Giáo dục Hồng Kông (Trung Quốc) đã tìm ra một con đường nắm bắt bóng ma của hệ Mặt trời này.Hành tinh thứ 9 có thể có rất nhiều mặt trăng và việc quan sát các tín hiệu tiềm ẩn từ các vệ tinh tự nhiên này sẽ giúp nhân loại xác định hành tinh bí ẩn nói trên.Dựa trên tính toán thông qua các mô hình lập từ dữ liệu đã biết về vùng không gian xa xôi nơi rìa hệ Mặt Trời, họ cho rằng hành tinh thứ 9 phải có đến 20 mặt trăng.Kích thước lớn đồng nghĩa với một lực hấp dẫn lớn, đủ để thu hút những vật thể nhỏ như tiểu hành tinh ở giữa Vành đai Kuiper và Đám mây Oort, cũng là nơi các nhà khoa học tin rằng hành tinh này trú ngụ. Khi bị kéo lại đủ gần, các vật thể này có thể quay quanh hành tinh như các mặt trăng.Các mặt trăng băng giá này có thể khó quan sát được nếu nằm riêng lẻ. Song, chính tương tác hấp dẫn mà chúng thể hiện với hành tinh thứ 9 khi trở thành mặt trăng có thể giúp những vật thể đường kính từ 100 km trở lên lộ diện trước ống kính thiên văn.Cụ thể, quỹ đạo hình elip của một vật thể quanh một vật thể khác thường làm nóng mặt trăng từ bên trong. Nhiệt được chuyển hóa thành bức xạ nhiệt - thứ có thể được quan sát dưới dạng tín hiệu vô tuyến.Các nhà thiên văn lần đầu tiên tìm kiếm Hành tinh thứ 9 vào năm 2016 (hoặc 10 năm sau khi Sao Diêm Vương bị giáng cấp khỏi vị trí là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời của chúng ta để trở thành một hành tinh lùn đơn thuần).Các nhà thiên văn nhận thấy rằng, sáu vật thể đá nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương tụ tập theo một cách kỳ lạ, với các điểm xa nhất trong quỹ đạo của chúng nằm xa Mặt trời hơn nhiều so với các điểm gần nhất trên quỹ đạo của chúng. Nhóm nghiên cứu đã tính toán rằng, lực hấp dẫn của một hành tinh không nhìn thấy có kích thước gấp 5 đến 10 lần Trái đất có thể giải thích sự lệch tâm trong quỹ đạo của những tảng đá đó.Nửa thập kỷ sau, nhiều nhóm nghiên cứu đã cố gắng và không phát hiện ra thế giới về mặt lý thuyết đó. Rào cản lớn nhất trong cuộc săn lùng Hành tinh thứ 9 là khoảng cách tuyệt đối liên quan.>>>Xem thêm video: Cận cảnh “pháo đài” truy tìm người ngoài hành tinh mới ra lò. Nguồn: Kienthucnet.
Các nhà khoa học tin rằng có Hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời của chúng ta, nó có kích thước gấp 10 lần Trái Đất và di chuyển dọc theo một quỹ đạo kéo dài nằm ở khoảng cách xa gấp 400 lần khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt trời. Quỹ đạo của hành tinh thứ 9 có lẽ cũng lệch từ 15 đến 25 độ so với mặt phẳng quỹ đạo chính của hệ Mặt trời, nơi các hành tinh còn lại di chuyển.
Ý tưởng về sự tồn tại của hành tinh mới này được đề xuất vào năm 2014, và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới thiên văn học.
Vị trí của hành tinh thứ 9 đến nay vẫn chưa được xác nhận khiến việc gửi tàu vũ trụ hay quan sát nó từ Trái Đất đều bất khả thi.
Thế nhưng, nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Man Ho Chan từ Đại học Giáo dục Hồng Kông (Trung Quốc) đã tìm ra một con đường nắm bắt bóng ma của hệ Mặt trời này.
Hành tinh thứ 9 có thể có rất nhiều mặt trăng và việc quan sát các tín hiệu tiềm ẩn từ các vệ tinh tự nhiên này sẽ giúp nhân loại xác định hành tinh bí ẩn nói trên.
Dựa trên tính toán thông qua các mô hình lập từ dữ liệu đã biết về vùng không gian xa xôi nơi rìa hệ Mặt Trời, họ cho rằng hành tinh thứ 9 phải có đến 20 mặt trăng.
Kích thước lớn đồng nghĩa với một lực hấp dẫn lớn, đủ để thu hút những vật thể nhỏ như tiểu hành tinh ở giữa Vành đai Kuiper và Đám mây Oort, cũng là nơi các nhà khoa học tin rằng hành tinh này trú ngụ. Khi bị kéo lại đủ gần, các vật thể này có thể quay quanh hành tinh như các mặt trăng.
Các mặt trăng băng giá này có thể khó quan sát được nếu nằm riêng lẻ. Song, chính tương tác hấp dẫn mà chúng thể hiện với hành tinh thứ 9 khi trở thành mặt trăng có thể giúp những vật thể đường kính từ 100 km trở lên lộ diện trước ống kính thiên văn.
Cụ thể, quỹ đạo hình elip của một vật thể quanh một vật thể khác thường làm nóng mặt trăng từ bên trong. Nhiệt được chuyển hóa thành bức xạ nhiệt - thứ có thể được quan sát dưới dạng tín hiệu vô tuyến.
Các nhà thiên văn lần đầu tiên tìm kiếm Hành tinh thứ 9 vào năm 2016 (hoặc 10 năm sau khi Sao Diêm Vương bị giáng cấp khỏi vị trí là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời của chúng ta để trở thành một hành tinh lùn đơn thuần).
Các nhà thiên văn nhận thấy rằng, sáu vật thể đá nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương tụ tập theo một cách kỳ lạ, với các điểm xa nhất trong quỹ đạo của chúng nằm xa Mặt trời hơn nhiều so với các điểm gần nhất trên quỹ đạo của chúng. Nhóm nghiên cứu đã tính toán rằng, lực hấp dẫn của một hành tinh không nhìn thấy có kích thước gấp 5 đến 10 lần Trái đất có thể giải thích sự lệch tâm trong quỹ đạo của những tảng đá đó.
Nửa thập kỷ sau, nhiều nhóm nghiên cứu đã cố gắng và không phát hiện ra thế giới về mặt lý thuyết đó. Rào cản lớn nhất trong cuộc săn lùng Hành tinh thứ 9 là khoảng cách tuyệt đối liên quan.
>>>Xem thêm video: Cận cảnh “pháo đài” truy tìm người ngoài hành tinh mới ra lò. Nguồn: Kienthucnet.