Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) hệ Mặt trời đang lơ lửng giữa vùng không gian trốn rỗng một cách kỳ lạ.Vùng không gian này được đặt tên là " Bong bóng cục bộ", chính là một vùng không gian dị biệt so với các vùng khác của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.Bong bóng vô hình này có "lớp vỏ" bao gồm khí và bụi trung tính dày đặc và mát, bên trong là khu vực gần như là hư không, tức mật độ vật chất rất thấp so với phần còn lại của thiên hà.Phát hiện này đến từ một dự án nhằm lập bản đồ vị trí và chuyển động của các ngôi sao trong Milky Way trong bán kính 650 năm ánh sáng từ hệ Mặt Trời.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nhận ra hầu hết các ngôi sao trẻ và các vùng hình thành sao đều nằm trên bề mặt của cấu trúc vô hình dạng bong bóng và gần như vắng bóng trong vùng lân cận hệ Mặt Trời.Bán kính của bong bóng là khoảng 538 năm ánh sáng và vẫn đang tiếp tục mở rộng với tốc độ khoảng 6,7 km/giây.Theo nhà vật lý và thiên văn học João Alves từ Đại học Vienna (Áo), thành viên nhóm nghiên cứu, thủ phạm tạo nên bong bóng hư không kỳ lạ này là các siêu tân tinh cổ đại.Các nhà khoa học ước tính, có khoảng 15 siêu tân tinh tạo nên bong bóng hư không kỳ lạ này. Tuổi thọ của nó đã lên tới 14,4 triệu năm - khi các ngôi sao khổng lồ nhưng đoản mệnh được hình thành rồi mau chóng chết đi và phát nổ.Siêu tân tinh là vụ nổ cuối đời của một ngôi sao, thường là cái chết thứ 2 sau khi nó đã "chết" một lần và hóa thành dạng "thây ma" là sao lùn trắng.Các "thây ma" sao lùn trắng này tiếp tục phát nổ vào cuối đời tạo ra một hiện tượng ngoạn mục và giải phóng siêu năng lượng, xé toạc một vùng không gian.Khi siêu tân tinh đầu tiên nổ, hệ Mặt Trời mang Trái Đất vẫn còn ở rất xa bong bóng, nhưng khoảng 5 triệu năm trước, đường đi của Mặt Trời xuyên qua thiên hà đã đưa nó lọt vào giữa bong bóng.Vì vậy có thể thiên hà chứa Trái Đất - Milky Way có khả năng chứa đầy các cấu trúc bong bóng tương tự.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) hệ Mặt trời đang lơ lửng giữa vùng không gian trốn rỗng một cách kỳ lạ.
Vùng không gian này được đặt tên là " Bong bóng cục bộ", chính là một vùng không gian dị biệt so với các vùng khác của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.
Bong bóng vô hình này có "lớp vỏ" bao gồm khí và bụi trung tính dày đặc và mát, bên trong là khu vực gần như là hư không, tức mật độ vật chất rất thấp so với phần còn lại của thiên hà.
Phát hiện này đến từ một dự án nhằm lập bản đồ vị trí và chuyển động của các ngôi sao trong Milky Way trong bán kính 650 năm ánh sáng từ hệ Mặt Trời.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nhận ra hầu hết các ngôi sao trẻ và các vùng hình thành sao đều nằm trên bề mặt của cấu trúc vô hình dạng bong bóng và gần như vắng bóng trong vùng lân cận hệ Mặt Trời.
Bán kính của bong bóng là khoảng 538 năm ánh sáng và vẫn đang tiếp tục mở rộng với tốc độ khoảng 6,7 km/giây.
Theo nhà vật lý và thiên văn học João Alves từ Đại học Vienna (Áo), thành viên nhóm nghiên cứu, thủ phạm tạo nên bong bóng hư không kỳ lạ này là các siêu tân tinh cổ đại.
Các nhà khoa học ước tính, có khoảng 15 siêu tân tinh tạo nên bong bóng hư không kỳ lạ này. Tuổi thọ của nó đã lên tới 14,4 triệu năm - khi các ngôi sao khổng lồ nhưng đoản mệnh được hình thành rồi mau chóng chết đi và phát nổ.
Siêu tân tinh là vụ nổ cuối đời của một ngôi sao, thường là cái chết thứ 2 sau khi nó đã "chết" một lần và hóa thành dạng "thây ma" là sao lùn trắng.
Các "thây ma" sao lùn trắng này tiếp tục phát nổ vào cuối đời tạo ra một hiện tượng ngoạn mục và giải phóng siêu năng lượng, xé toạc một vùng không gian.
Khi siêu tân tinh đầu tiên nổ, hệ Mặt Trời mang Trái Đất vẫn còn ở rất xa bong bóng, nhưng khoảng 5 triệu năm trước, đường đi của Mặt Trời xuyên qua thiên hà đã đưa nó lọt vào giữa bong bóng.
Vì vậy có thể thiên hà chứa Trái Đất - Milky Way có khả năng chứa đầy các cấu trúc bong bóng tương tự.