Mới đây, thông tin một bé gái tên 5 tuổi ở TP.HCM tử vong vì học theo trò treo cổ trên YouTube khiến dư luận không khỏi sửng sốt bàng hoàng, đặc biệt là với những gia đình có con nhỏ.Theo chia sẻ của người nhà cháu bé, tivi của gia đình có kết nối Internet nên có thể bật YouTube trên tivi, các cháu thường hay tự bật và xem cùng nhau. Bộ phim hoạt hình mà cháu D. thường xem trước khi xảy ra tai nạn là Peppa Pig (Tạm dịch: Cô heo Peppa).Trước đó, mọi người trong nhà từng phát hiện cháu bé đã vài lần chơi trò treo cổ, khả năng lớn do học theo chương trình trên Youtube.Peppa Pig (Heo Peppa) - phim mà bé gái 5 tuổi "học" theo trên Youtube là loạt phim hoạt hình dành cho lứa tuổi mầm non của Anh, nội dung chính xoay quanh cuộc sống thường ngày của cô heo cùng tên bên những người thân, bạn bè.Loạt phim này được phát sóng lần đầu vào ngày 31/5/2004. Đến nay, Peppa Pig được chiếu ở 180 vùng lãnh thổ, bao gồm cả Việt Nam.Tuy nhiên, thời gian gần đây Peppa Pig bị làm nhái thành những clip với nội dung phản cảm, đầy bạo lực và đăng tải công khai trên Youtube khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng.Ở những video này, đoạn đầu sẽ là clip bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, sau đó các nhân vật trong clip sẽ làm những hành động bạo lực như dùng dao tự làm bị thương, tự nhổ răng đầy máu me, thậm chí là kinh khủng hơn thế.Việc tựa đề của các bộ phim nhái giống y hệt tựa đề phim chính thống trên YouTube cũng khiến trẻ dễ bấm vào xem. Nếu không ngồi xem cùng, bố mẹ sẽ không tài nào phát hiện ra được những hình ảnh ghê rợn đầy tiêu cực tới con trẻ.Những đoạn hình ảnh cầm vũ khí hay vật nhọn không còn xa lạ trong video Peppa Pig nhái.Tuy nhiên không chỉ có bản nhái, đến chính bản gốc của loạt phim hoạt hình đình đám này cũng chứa nhiều vấn đề gây tranh cãi. Dù nổi tiếng và được nhiều trẻ nhỏ yêu thích nhưng bộ phim hoạt hình này thực chất lại chứa nhiều chi tiết, câu thoại phản cảm.Đại học danh tiếng Harvard từng tiến hành khảo sát dựa trên câu hỏi: "Nhân vật Heo Peppa có tốt cho trẻ em không?". Câu trả lời đưa ra đều là "Không".Thực tế, đã có không ít trường hợp các cháu bé gặp nguy hiểm do học theo những hành động trên YouTube. Gần đây nhất vào tháng 11/2019, một cháu bé 7 tuổi (tại huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã bị hôn mê vì làm trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" như trên YouTube.Rất khó để ngăn chặn triệt để những nội dung xấu trên Youtube . Chính vì vậy bố mẹ cần chủ động ngăn chặn con tiếp xúc với những nội dung độc hại này.Học theo trò chơi "treo cổ" trên YouTube, bé gái 5 tuổi tử vong | LONG AN TV
Mới đây, thông tin một bé gái tên 5 tuổi ở TP.HCM tử vong vì học theo trò treo cổ trên YouTube khiến dư luận không khỏi sửng sốt bàng hoàng, đặc biệt là với những gia đình có con nhỏ.
Theo chia sẻ của người nhà cháu bé, tivi của gia đình có kết nối Internet nên có thể bật YouTube trên tivi, các cháu thường hay tự bật và xem cùng nhau. Bộ phim hoạt hình mà cháu D. thường xem trước khi xảy ra tai nạn là Peppa Pig (Tạm dịch: Cô heo Peppa).
Trước đó, mọi người trong nhà từng phát hiện cháu bé đã vài lần chơi trò treo cổ, khả năng lớn do học theo chương trình trên Youtube.
Peppa Pig (Heo Peppa) - phim mà bé gái 5 tuổi "học" theo trên Youtube là loạt phim hoạt hình dành cho lứa tuổi mầm non của Anh, nội dung chính xoay quanh cuộc sống thường ngày của cô heo cùng tên bên những người thân, bạn bè.
Loạt phim này được phát sóng lần đầu vào ngày 31/5/2004. Đến nay, Peppa Pig được chiếu ở 180 vùng lãnh thổ, bao gồm cả Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Peppa Pig bị làm nhái thành những clip với nội dung phản cảm, đầy bạo lực và đăng tải công khai trên Youtube khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng.
Ở những video này, đoạn đầu sẽ là clip bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, sau đó các nhân vật trong clip sẽ làm những hành động bạo lực như dùng dao tự làm bị thương, tự nhổ răng đầy máu me, thậm chí là kinh khủng hơn thế.
Việc tựa đề của các bộ phim nhái giống y hệt tựa đề phim chính thống trên YouTube cũng khiến trẻ dễ bấm vào xem. Nếu không ngồi xem cùng, bố mẹ sẽ không tài nào phát hiện ra được những hình ảnh ghê rợn đầy tiêu cực tới con trẻ.
Những đoạn hình ảnh cầm vũ khí hay vật nhọn không còn xa lạ trong video Peppa Pig nhái.
Tuy nhiên không chỉ có bản nhái, đến chính bản gốc của loạt phim hoạt hình đình đám này cũng chứa nhiều vấn đề gây tranh cãi. Dù nổi tiếng và được nhiều trẻ nhỏ yêu thích nhưng bộ phim hoạt hình này thực chất lại chứa nhiều chi tiết, câu thoại phản cảm.
Đại học danh tiếng Harvard từng tiến hành khảo sát dựa trên câu hỏi: "Nhân vật Heo Peppa có tốt cho trẻ em không?". Câu trả lời đưa ra đều là "Không".
Thực tế, đã có không ít trường hợp các cháu bé gặp nguy hiểm do học theo những hành động trên YouTube. Gần đây nhất vào tháng 11/2019, một cháu bé 7 tuổi (tại huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã bị hôn mê vì làm trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" như trên YouTube.
Rất khó để ngăn chặn triệt để những nội dung xấu trên Youtube . Chính vì vậy bố mẹ cần chủ động ngăn chặn con tiếp xúc với những nội dung độc hại này.
Học theo trò chơi "treo cổ" trên YouTube, bé gái 5 tuổi tử vong | LONG AN TV