Núi Nùng hay còn gọi là Núi Sưa nằm trong công viên Bách Thảo, ngay gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ba Đình, Hà Nội). Trên ngọn núi này có khoảng 40 cây sưa đỏ hàng trăm năm tuổi.
Cây sưa có đường kính lớn nhất khoảng 75 cm, nhỏ nhất 10 cm. Sưa đỏ là cây gỗ quý thuộc nhóm 1A (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Trong thời phong kiến, vua chúa thường dùng gỗ sưa đỏ để đóng đồ gỗ cao cấp bởi nó có mùi thơm nhẹ như hương trầm và có tác dụng chữa bệnh xương khớp.Từ khoảng 30 năm trở lại đây, giá trị của gỗ sưa đỏ tăng đột biến do người Trung Quốc săn lùng để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế trước đây. Người ta cho rằng quan tài đóng bằng gỗ sưa đỏ có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân huỷ.Có thời điểm giá gỗ sưa bị đội lên mức không tưởng, 20 tỷ đồng/m3. Nhiều vụ chặt trộm cây, ăn cắp gỗ sưa tại các đình, chùa đã diễn ra ở nước ta. Vì thế, các cây sưa đỏ trăm tuổi ở công viên Bách Thảo được bảo vệ nghiêm ngặt.Những cây sưa đỏ được quấn dây thép gai xung quanh gốc, đánh mã số. Mỗi cây sẽ có một mã QR riêng. Khi dùng điện thoại quét mã này, chúng ta có thể biết được các thông tin cơ bản như đường kính gốc, chiều cao cây, độ rộng tán, vị trí cây.Do bị khai thác quá mức nên sưa đỏ gần như không còn trong tự nhiên. Những cây sưa đỏ tại vườn Bách Thảo không chỉ là nguồn gen quý của Hà Nội mà còn của cả nước. Hạt của chúng còn được đem về Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tam Điệp (Ninh Bình) để trồngSưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Đây là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao 6-12 m. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ. Sưa đỏ là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Sưa chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc.Tuy quý hiếm là vậy nhưng những cây sưa đỏ ở vườn Bách Thảo đang có dấu hiệu bị nứt, mục ruỗng hoặc bị nhiều loài cây khác ký sinh.Dưới tán của các cây sưa trăm tuổi là đền thờ Huyền thiên Hắc đế, tương truyền ông là người có công giúp vua đánh giặc Chiêm.Bên cạnh sưa đỏ, vườn Bách Thảo còn nhiều cây gỗ quý, cây gỗ được sưu tầm từ nhiều nơi trên thế giới. Trong ảnh là cây muồng ngủ cực lớn, có chu vi gốc lên tới 7,75 m.
Núi Nùng hay còn gọi là Núi Sưa nằm trong công viên Bách Thảo, ngay gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ba Đình, Hà Nội). Trên ngọn núi này có khoảng 40 cây sưa đỏ hàng trăm năm tuổi.
Cây sưa có đường kính lớn nhất khoảng 75 cm, nhỏ nhất 10 cm. Sưa đỏ là cây gỗ quý thuộc nhóm 1A (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Trong thời phong kiến, vua chúa thường dùng gỗ sưa đỏ để đóng đồ gỗ cao cấp bởi nó có mùi thơm nhẹ như hương trầm và có tác dụng chữa bệnh xương khớp.
Từ khoảng 30 năm trở lại đây, giá trị của gỗ sưa đỏ tăng đột biến do người Trung Quốc săn lùng để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế trước đây. Người ta cho rằng quan tài đóng bằng gỗ sưa đỏ có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân huỷ.
Có thời điểm giá gỗ sưa bị đội lên mức không tưởng, 20 tỷ đồng/m3. Nhiều vụ chặt trộm cây, ăn cắp gỗ sưa tại các đình, chùa đã diễn ra ở nước ta. Vì thế, các cây sưa đỏ trăm tuổi ở công viên Bách Thảo được bảo vệ nghiêm ngặt.
Những cây sưa đỏ được quấn dây thép gai xung quanh gốc, đánh mã số. Mỗi cây sẽ có một mã QR riêng. Khi dùng điện thoại quét mã này, chúng ta có thể biết được các thông tin cơ bản như đường kính gốc, chiều cao cây, độ rộng tán, vị trí cây.
Do bị khai thác quá mức nên sưa đỏ gần như không còn trong tự nhiên. Những cây sưa đỏ tại vườn Bách Thảo không chỉ là nguồn gen quý của Hà Nội mà còn của cả nước. Hạt của chúng còn được đem về Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tam Điệp (Ninh Bình) để trồng
Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Đây là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao 6-12 m. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ. Sưa đỏ là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Sưa chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc.
Tuy quý hiếm là vậy nhưng những cây sưa đỏ ở vườn Bách Thảo đang có dấu hiệu bị nứt, mục ruỗng hoặc bị nhiều loài cây khác ký sinh.
Dưới tán của các cây sưa trăm tuổi là đền thờ Huyền thiên Hắc đế, tương truyền ông là người có công giúp vua đánh giặc Chiêm.
Bên cạnh sưa đỏ, vườn Bách Thảo còn nhiều cây gỗ quý, cây gỗ được sưu tầm từ nhiều nơi trên thế giới. Trong ảnh là cây muồng ngủ cực lớn, có chu vi gốc lên tới 7,75 m.