Việc tính toàn bộ lượng nước trên Trái đất đến từ đâu là một câu đố lâu đời, nhưng một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Đại học Curtin đứng đầu đã đề xuất rằng, Mặt trời có thể là nguồn cung cấp H₂O chính của hành tinh chúng ta, nhờ hydro từ gió Mặt trời.Thực tế, không giống như tất cả các hành tinh nhỏ nhiều đá khác, bề mặt Trái đất được bao phủ bởi 3/4 là đại dương nước lỏng rộng lớn. Câu hỏi đặt ra là nguồn nước này đến từ đâu?Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà nghiên cứu cho rằng gió Mặt trời, phần lớn bao gồm các hạt mang điện từ Mặt trời đã tạo ra các ion hydro.Từ đó dẫn đến sự hình thành các phân tử nước trên bề mặt hạt bụi trên tiểu hành tinh, nhờ cộng hưởng với oxy ngoài không gian.Những tiểu hành tinh này sau đó đã đập vào Trái đất trong những năm đầu của nó và đổ xuống một lượng nước nhất định.“Lý thuyết gió mặt trời mới này dựa trên phân tích tỉ mỉ từng nguyên tử từ các mảnh vụn cực nhỏ của tiểu hành tinh từng va vào Trái đất loại S được gọi là Itokawa, mẫu được tàu thăm dò vũ trụ Nhật Bản Hayabusa thu thập và mang trở về Trái đất vào năm 2010” Phil Bland, giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Vũ trụ (SSTC) thuộc Đại học Curtin cho biết.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống chụp cắt lớp thăm dò nguyên tử tại Đại học Curtin để phân tích các hạt bụi trên tiểu hành tinh Itokawa.Khi họ đo 50 nanomet đầu tiên của bề mặt hạt bụi, họ suy đoán thấy có một hàm lượng nước nhất định trên các mẫu đá tiểu hành tinh từng có trong quá khứ trước khi va vào Trái Đất.
Việc tính toàn bộ lượng nước trên Trái đất đến từ đâu là một câu đố lâu đời, nhưng một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Đại học Curtin đứng đầu đã đề xuất rằng, Mặt trời có thể là nguồn cung cấp H₂O chính của hành tinh chúng ta, nhờ hydro từ gió Mặt trời.
Thực tế, không giống như tất cả các hành tinh nhỏ nhiều đá khác, bề mặt Trái đất được bao phủ bởi 3/4 là đại dương nước lỏng rộng lớn. Câu hỏi đặt ra là nguồn nước này đến từ đâu?
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà nghiên cứu cho rằng gió Mặt trời, phần lớn bao gồm các hạt mang điện từ Mặt trời đã tạo ra các ion hydro.
Từ đó dẫn đến sự hình thành các phân tử nước trên bề mặt hạt bụi trên tiểu hành tinh, nhờ cộng hưởng với oxy ngoài không gian.
Những tiểu hành tinh này sau đó đã đập vào Trái đất trong những năm đầu của nó và đổ xuống một lượng nước nhất định.
“Lý thuyết gió mặt trời mới này dựa trên phân tích tỉ mỉ từng nguyên tử từ các mảnh vụn cực nhỏ của tiểu hành tinh từng va vào Trái đất loại S được gọi là Itokawa, mẫu được tàu thăm dò vũ trụ Nhật Bản Hayabusa thu thập và mang trở về Trái đất vào năm 2010” Phil Bland, giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Vũ trụ (SSTC) thuộc Đại học Curtin cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống chụp cắt lớp thăm dò nguyên tử tại Đại học Curtin để phân tích các hạt bụi trên tiểu hành tinh Itokawa.
Khi họ đo 50 nanomet đầu tiên của bề mặt hạt bụi, họ suy đoán thấy có một hàm lượng nước nhất định trên các mẫu đá tiểu hành tinh từng có trong quá khứ trước khi va vào Trái Đất.