Khi khám phá địa điểm khảo cổ Quilcapampa ở Peru, các nhà khoa học đã có phát hiện gây sốc cho thấy các nhà cầm quyền đế chế Wari cổ đại Peru đã điều khiển những người xung quanh họ chỉ bằng những cốc bia được phục vụ trong những buổi tiệc.Cụ thể loại bia cổ đại này không giống bia hiện đại về công thức, được ủ từ cây molle có rất nhiều trong khu vực. Bia này được gọi là bia Chicha, được sản xuất với số lượng lớn, tiêu thụ nhiều trong các bữa tiệc.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất gây ảo giác có nguồn gốc từ cây Anadenanthera colubrina vilca đã được thêm vào bia trong các bữa tiệc của người Wari.Vilca chứa chất gây ảo giác và có thể tác động lên thần kinh nếu kết hợp với bia. Nó khiến cốc bia trở thành một thứ ma dược chi phối tâm trí mạnh mẽ, và gây nghiện.Tác dụng có thể so sánh với LSD, một loại ma túy tổng hợp gây ảo giác cực mạnh thời hiện đại. Điều đó có thể giải thích cho sự phục tùng mê muội mà những người dưới trướng các nhà cầm quyền Peru cổ đại đã thể hiện.Matthew Biwer, Đại học Dickinson ở Pennsylvania, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Đây là một bước ngoặt ở Andes về mặt chính trị và cách sử dụng chất gây ảo giác. Chúng tôi thấy kiểu sử dụng chất gây ảo giác này khác với các nền văn minh trước đây...Các nền văn minh trước kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất gây ảo giác, hoặc như Đế chế Inca sau này sử dụng rất nhiều bia nhưng không sử dụng các chất hướng thần như vilca trong những yến tiệc"."Chúng tôi cũng tin rằng loại bia này giúp tạo ra và củng cố các mối liên hệ xã hội giữa các dân tộc liên kết với Wari và người dân địa phương khi đế chế này mở rộng. Đó cũng là một cách để giới cầm quyền Wari thể hiện và duy trì quyền lực xã hội, kinh tế và chính trị", Matthew Biwer cho biết thêm.Cuộc khai quật tiết lộ nhiều hơn về con người Wari nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý do đằng sau sự sụp đổ của Đế chế từng thống trị Nam Mỹ hàng trăm năm nay.Matthew Biwer cho biết: "Đế chế Wari trải dài từ phía bắc Peru đến cực nam gần biên giới Chile và từ bờ biển đến các vùng núi của dãy Andes. Đây là ví dụ đầu tiên về một đế chế ở Nam Mỹ, họ sụp đổ khoảng 400 năm trước khi Đế chế Inca trỗi dậy".Hành vi này của giới tinh hoa Wari không chỉ thể hiện lòng hiếu khách mà còn mang đến một trải nghiệm chưa phổ biến rộng rãi ở những nơi khác và không dễ dàng cho bất kỳ ai muốn chống lại sự kiểm soát của Wari.Vilca mọc ở vùng Ayacucho, thủ đô của Đế chế Wari và một số vùng như Cusco cách Quilcapampa 400 km.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT.
Khi khám phá địa điểm khảo cổ Quilcapampa ở Peru, các nhà khoa học đã có phát hiện gây sốc cho thấy các nhà cầm quyền đế chế Wari cổ đại Peru đã điều khiển những người xung quanh họ chỉ bằng những cốc bia được phục vụ trong những buổi tiệc.
Cụ thể loại bia cổ đại này không giống bia hiện đại về công thức, được ủ từ cây molle có rất nhiều trong khu vực. Bia này được gọi là bia Chicha, được sản xuất với số lượng lớn, tiêu thụ nhiều trong các bữa tiệc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất gây ảo giác có nguồn gốc từ cây Anadenanthera colubrina vilca đã được thêm vào bia trong các bữa tiệc của người Wari.
Vilca chứa chất gây ảo giác và có thể tác động lên thần kinh nếu kết hợp với bia. Nó khiến cốc bia trở thành một thứ ma dược chi phối tâm trí mạnh mẽ, và gây nghiện.
Tác dụng có thể so sánh với LSD, một loại ma túy tổng hợp gây ảo giác cực mạnh thời hiện đại. Điều đó có thể giải thích cho sự phục tùng mê muội mà những người dưới trướng các nhà cầm quyền Peru cổ đại đã thể hiện.
Matthew Biwer, Đại học Dickinson ở Pennsylvania, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Đây là một bước ngoặt ở Andes về mặt chính trị và cách sử dụng chất gây ảo giác. Chúng tôi thấy kiểu sử dụng chất gây ảo giác này khác với các nền văn minh trước đây...
Các nền văn minh trước kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất gây ảo giác, hoặc như Đế chế Inca sau này sử dụng rất nhiều bia nhưng không sử dụng các chất hướng thần như vilca trong những yến tiệc".
"Chúng tôi cũng tin rằng loại bia này giúp tạo ra và củng cố các mối liên hệ xã hội giữa các dân tộc liên kết với Wari và người dân địa phương khi đế chế này mở rộng. Đó cũng là một cách để giới cầm quyền Wari thể hiện và duy trì quyền lực xã hội, kinh tế và chính trị", Matthew Biwer cho biết thêm.
Cuộc khai quật tiết lộ nhiều hơn về con người Wari nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý do đằng sau sự sụp đổ của Đế chế từng thống trị Nam Mỹ hàng trăm năm nay.
Matthew Biwer cho biết: "Đế chế Wari trải dài từ phía bắc Peru đến cực nam gần biên giới Chile và từ bờ biển đến các vùng núi của dãy Andes. Đây là ví dụ đầu tiên về một đế chế ở Nam Mỹ, họ sụp đổ khoảng 400 năm trước khi Đế chế Inca trỗi dậy".
Hành vi này của giới tinh hoa Wari không chỉ thể hiện lòng hiếu khách mà còn mang đến một trải nghiệm chưa phổ biến rộng rãi ở những nơi khác và không dễ dàng cho bất kỳ ai muốn chống lại sự kiểm soát của Wari.
Vilca mọc ở vùng Ayacucho, thủ đô của Đế chế Wari và một số vùng như Cusco cách Quilcapampa 400 km.