Tiến sĩ Andrej Čerňanský thuộc Đại học Comenius và các đồng nghiệp của ông cho biết: “Trong số các hóa thạch nói chung, những hóa thạch được bảo quản trong hổ phách thể hiện một cái nhìn sâu sắc hiếm có và độc đáo về các sinh vật đã tuyệt chủng; Hổ phách thường chứa các xác động vật được bảo quản đầy đủ các bộ phận có thể quan sát theo chiều 3D, bao gồm cả các mô mềm”, Andrej Čerňanský nói thêm. Dựa trên sự bảo tồn như vậy, Tiến sĩ Andrej Čerňanský đã tìm thấy một hóa thạch một loài thằn lằn đã được tiến hóa từ kỷ Phấn trắng. Loài thằn lằn mới được xác định được đặt tên là Retinosaurus hkamtiensis, đã bị mắc kẹt trong một lớp nhựa cây loài araucarian khoảng 110 triệu năm trước.Giáo sư Aaron Bauer của Đại học Villanova cho biết: “Mảnh hổ phách chứa một con thằn lằn Retinosaurus hkamtiensis con non được bảo quản tốt đã được khai quật phát hiện từ Quận Hkamti ở Patabum, gần các mỏ ngọc ở lưu vực phía bắc Myanmar”.Mẫu vật được phân tích thông qua chụp CT, cho phép các nhà cổ sinh vật học tạo ra hình ảnh 3D của thằn lằn. Tiến sĩ Juan Diego Daza, một nhà nghiên cứu tại Sam Houston State cho biết: “Chúng tôi có cơ hội hiếm hoi để nghiên cứu không chỉ một bộ xương khớp mà còn cả hình dáng bên ngoài của thằn lằn đó”.Tiến sĩ Edward Stanley, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida cho biết: “Mặc dù các mô hình kỹ thuật số được tạo ra từ dữ liệu chụp cắt lớp vi tính không bao giờ có thể thay thế chính xác hoàn toàn các đối tượng vật lý mà chúng đại diện, nhưng chúng cho chúng ta cái nhìn tương đối nhất có thể có”.Kết quả cho thấy Retinosaurus hkamtiensis là đại diện của Scincoidea, một loài thuộc họ thằn lằn da vảy bọc thép. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết: “Việc phân tích dữ liệu cấp độ phân tử đã cho thấy loài bò sát này có họ hàng với các dòng bò sát Tepexisaurus và Xantusiidae"."Điều này chỉ ra một giả thuyết thú vị rằng, nhóm này hiện nay chỉ được biết đến từ Bắc và Trung Mỹ nên việc xuất hiện tại Myanmar tới nay vẫn là một bí ẩn lớn”.Tiến sĩ Čerňanský kết luận: “Chủ đề vẫn còn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh những cách giải thích khác về nguồn gốc của các loài động vật xuất hiện trong kỷ Phấn trắng ở khu vực này”.
Tiến sĩ Andrej Čerňanský thuộc Đại học Comenius và các đồng nghiệp của ông cho biết: “Trong số các hóa thạch nói chung, những hóa thạch được bảo quản trong hổ phách thể hiện một cái nhìn sâu sắc hiếm có và độc đáo về các sinh vật đã tuyệt chủng; Hổ phách thường chứa các xác động vật được bảo quản đầy đủ các bộ phận có thể quan sát theo chiều 3D, bao gồm cả các mô mềm”, Andrej Čerňanský nói thêm.
Dựa trên sự bảo tồn như vậy, Tiến sĩ Andrej Čerňanský đã tìm thấy một hóa thạch một loài thằn lằn đã được tiến hóa từ kỷ Phấn trắng. Loài thằn lằn mới được xác định được đặt tên là Retinosaurus hkamtiensis, đã bị mắc kẹt trong một lớp nhựa cây loài araucarian khoảng 110 triệu năm trước.
Giáo sư Aaron Bauer của Đại học Villanova cho biết: “Mảnh hổ phách chứa một con thằn lằn Retinosaurus hkamtiensis con non được bảo quản tốt đã được khai quật phát hiện từ Quận Hkamti ở Patabum, gần các mỏ ngọc ở lưu vực phía bắc Myanmar”.
Mẫu vật được phân tích thông qua chụp CT, cho phép các nhà cổ sinh vật học tạo ra hình ảnh 3D của thằn lằn. Tiến sĩ Juan Diego Daza, một nhà nghiên cứu tại Sam Houston State cho biết: “Chúng tôi có cơ hội hiếm hoi để nghiên cứu không chỉ một bộ xương khớp mà còn cả hình dáng bên ngoài của thằn lằn đó”.
Tiến sĩ Edward Stanley, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida cho biết: “Mặc dù các mô hình kỹ thuật số được tạo ra từ dữ liệu chụp cắt lớp vi tính không bao giờ có thể thay thế chính xác hoàn toàn các đối tượng vật lý mà chúng đại diện, nhưng chúng cho chúng ta cái nhìn tương đối nhất có thể có”.
Kết quả cho thấy Retinosaurus hkamtiensis là đại diện của Scincoidea, một loài thuộc họ thằn lằn da vảy bọc thép. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết: “Việc phân tích dữ liệu cấp độ phân tử đã cho thấy loài bò sát này có họ hàng với các dòng bò sát Tepexisaurus và Xantusiidae".
"Điều này chỉ ra một giả thuyết thú vị rằng, nhóm này hiện nay chỉ được biết đến từ Bắc và Trung Mỹ nên việc xuất hiện tại Myanmar tới nay vẫn là một bí ẩn lớn”.
Tiến sĩ Čerňanský kết luận: “Chủ đề vẫn còn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh những cách giải thích khác về nguồn gốc của các loài động vật xuất hiện trong kỷ Phấn trắng ở khu vực này”.