Cua dừa là loài động vật không xương sống lớn nhất trên cạn. Chúng có thể đạt trọng lượng lên đến 4,1 kg, dài 1 m. Cua dừa biết leo cây chủ yếu sống tập trung tại các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.Cua dừa chủ yếu ăn trái cây, các loại hạt, và phần lõi của cây đổ, nhưng cũng ăn cả xác động vật chết và một số loài động vật nhỏ như chuột. Loài cua này có mối liên quan đặc biệt đến cây dừa, vì chúng thường kiếm ăn bằng cách bổ vỏ dừa và ăn phần cùi bên trong.Cua dừa còn được mệnh danh là "dũng sỹ" siêu khỏe với đôi càng chắc khỏe. Chúng leo lên cây hái dừa. Sau đó, để ăn trái, chúng sẽ dùng càng xé toạc xơ dừa, đập đi đập lại cho tới lúc sọ dừa vỡ ra.Thịt cua ăn như tôm hùm, rất săn chắc và ngọt. Lớp mỡ dưới bụng cua cùng với trứng cua cái được xem là phần ngon nhất.Khi nói đến con tôm, nhiều người nghĩ ngay đến loại sinh vật sống dưới nước có khắp nơi. Tuy nhiên, có một loại tôm không không sống ở dưới nước mà sống trong hang đá hoặc trên cây.Đó là tôm rừng, một đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn. Hàng năm, cứ từ tháng 6 là người dân Lạng Sơn lại bắt đầu đi săn tôm rừng. Tôm rừng có kích thước khá nhỏ, chân như con cào cào, con nào to nhất cũng chỉ bằng ngón tay út.Loại tôm này thường được tìm thấy ở những nơi rừng sâu, cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Theo tiếng của người dân tộc Nùng, tôm rừng còn được gọi là con cùng đống, chữ "cùng" nghĩa là tôm và chữ "đống" là rừng.So với tôm thường, loại tôm rừng này có thân màu xám trong, đầu nhỏ, ít râu hơn. Người dân địa phương cho biết loài tôm này rất thính và khôn, hễ thấy người đến là thi nhau bỏ trốn.Cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh”. Cá thòi lòi sinh sống chủ yếu dưới tán rừng ngập mặn và vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau. Sở dĩ, cá thòi lòi được lọt vào danh sách các loài động vật “kỳ lạ nhất hành tinh” là nhờ có các đặc điểm có một không hai của mình.Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường khác bởi đôi mắt lồi ra như ai gắn 2 hòn bi trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính đôi mắt lồi ra quá cỡ của nó.Đặc điểm kỳ lạ nhất khiến cá thòi lòi không giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ nó sinh sống được ở vùng nước mặn, nước lợ (nhưng môi trường sống phù hợp nhất của chúng là môi trường nước mặn). Cá thòi lòi trú ẩn dưới hang sâu ngập nước, bơi lội dưới sông, di chuyển trên bùn, chạy nhảy và kiếm mồi trên cạn.Cá thòi lòi thở bằng phổi và mang. Cơ thể của chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch. Nó có 2 vây trước làm nhiệm vụ của một “đôi tay”. Chính những cấu tạo đặc biệt của cơ thể mà cá thòi lòi còn có một khả năng leo trèo trên cây và từ cành này có thể nhảy sang cành khác một cách rất điêu luyện. Do đó, cá thòi lòi còn có một tên dân gian khác là “cá leo cây”.
Cua dừa là loài động vật không xương sống lớn nhất trên cạn. Chúng có thể đạt trọng lượng lên đến 4,1 kg, dài 1 m. Cua dừa biết leo cây chủ yếu sống tập trung tại các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Cua dừa chủ yếu ăn trái cây, các loại hạt, và phần lõi của cây đổ, nhưng cũng ăn cả xác động vật chết và một số loài động vật nhỏ như chuột. Loài cua này có mối liên quan đặc biệt đến cây dừa, vì chúng thường kiếm ăn bằng cách bổ vỏ dừa và ăn phần cùi bên trong.
Cua dừa còn được mệnh danh là "dũng sỹ" siêu khỏe với đôi càng chắc khỏe. Chúng leo lên cây hái dừa. Sau đó, để ăn trái, chúng sẽ dùng càng xé toạc xơ dừa, đập đi đập lại cho tới lúc sọ dừa vỡ ra.
Thịt cua ăn như tôm hùm, rất săn chắc và ngọt. Lớp mỡ dưới bụng cua cùng với trứng cua cái được xem là phần ngon nhất.
Khi nói đến con tôm, nhiều người nghĩ ngay đến loại sinh vật sống dưới nước có khắp nơi. Tuy nhiên, có một loại tôm không không sống ở dưới nước mà sống trong hang đá hoặc trên cây.
Đó là tôm rừng, một đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn. Hàng năm, cứ từ tháng 6 là người dân Lạng Sơn lại bắt đầu đi săn tôm rừng. Tôm rừng có kích thước khá nhỏ, chân như con cào cào, con nào to nhất cũng chỉ bằng ngón tay út.
Loại tôm này thường được tìm thấy ở những nơi rừng sâu, cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Theo tiếng của người dân tộc Nùng, tôm rừng còn được gọi là con cùng đống, chữ "cùng" nghĩa là tôm và chữ "đống" là rừng.
So với tôm thường, loại tôm rừng này có thân màu xám trong, đầu nhỏ, ít râu hơn. Người dân địa phương cho biết loài tôm này rất thính và khôn, hễ thấy người đến là thi nhau bỏ trốn.
Cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh”. Cá thòi lòi sinh sống chủ yếu dưới tán rừng ngập mặn và vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau. Sở dĩ, cá thòi lòi được lọt vào danh sách các loài động vật “kỳ lạ nhất hành tinh” là nhờ có các đặc điểm có một không hai của mình.
Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường khác bởi đôi mắt lồi ra như ai gắn 2 hòn bi trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính đôi mắt lồi ra quá cỡ của nó.
Đặc điểm kỳ lạ nhất khiến cá thòi lòi không giống bất cứ loài cá nào là ở chỗ nó sinh sống được ở vùng nước mặn, nước lợ (nhưng môi trường sống phù hợp nhất của chúng là môi trường nước mặn). Cá thòi lòi trú ẩn dưới hang sâu ngập nước, bơi lội dưới sông, di chuyển trên bùn, chạy nhảy và kiếm mồi trên cạn.
Cá thòi lòi thở bằng phổi và mang. Cơ thể của chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch. Nó có 2 vây trước làm nhiệm vụ của một “đôi tay”. Chính những cấu tạo đặc biệt của cơ thể mà cá thòi lòi còn có một khả năng leo trèo trên cây và từ cành này có thể nhảy sang cành khác một cách rất điêu luyện. Do đó, cá thòi lòi còn có một tên dân gian khác là “cá leo cây”.