Trong số những " thần chết vũ trụ" được các đài thiên văn ghi lại có R Aquarii - một cặp sao bị nhốt trong vũ điệu tử thần. Nó không nhìn được bằng mắt thường mà được nhìn thấy dưới ánh sáng màu tím của tia X với một phòng màu đỏ cam cận hồng ngoại bao quanh.R Aquarii bao gồm một sao lùn trắng ("thây ma" của một ngôi sao vừa qua đời) đang "hút máu" của bạn đồng hành là một ngôi sao hấp hối - sao khổng lồ đỏ.Bữa tiệc tàn khốc của sao lùn trắng đôi khi gây ra một vụ nổ nhiệt hạch cực lớn, bắn tung vật chất ra ngoài không gian và tạo nên tia X mê hoặc.Một "thần chết vũ trụ" khác là Cassiopeia A - một trong những vật thể được nghiên cứu kỹ lưỡng trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, nằm cách chúng ta 11.000 năm ánh sáng.Qua những dữ liệu của Chandra, các nhà khoa học đã choáng ngợp với tầm vóc của "quái vật" này. Cassiopeia A là tàn dư của một siêu tân tinh.Cassiopeia A xuất hiện sau khi ngôi sao phát nổ thổi bay một lượng vật chất gồm lưu huỳnh nhiều gấp 10.000 lần tất cả lưu huỳnh trên Trái Đất, silicon gấp 20.000 lần, sắt gấp 70.000 lần và oxy gấp 1 triệu lần tất cả oxy trên địa cầu chúng ta.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng quan sát được các vật thể đáng chú ý khác như PSR B2224+65, một ngôi sao chết bay cực nhanh và phun ra đuôi tia X khủng khiếp; hay Abell 2597, cụm sao cách chúng ta 1 tỉ năm ánh sáng....Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy cacbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là cacbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.Nếu sao lùn trằng bay thành cặp với một ngôi sao thông thường khác, nó có thể hút vật chất từ sao đôi đồng hành. Vật chất hút được rất chậm và ổn định. Khối lượng của sao lùn trắng tăng lên cho đến khi vượt qua giới hạn Chandrasekhar, từ điểm đó áp suất suy thoái không thể duy trì được sao. Nó tạo thành dạng siêu tân tinh loại Ia và là mạnh nhất trong các siêu tân tinh.Trong một số trường hợp, vật chất hút từ sao đồng hành chứa nhiều hiđrô, gây ra phản ứng hạt nhân nổ bùng ở dạng yếu hơn siêu tân tinh, gọi là các vụ nổ sao lùn trắng. Các vụ nổ này chỉ xảy ra ở vỏ chứa các vật chất mới hút vào, không ảnh hưởng đến lõi bên trong sao lùn trắng, và có thể lặp đi lặp lại nếu vẫn có dòng vật chất nhiều hiđrô chảy đến.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Trong số những " thần chết vũ trụ" được các đài thiên văn ghi lại có R Aquarii - một cặp sao bị nhốt trong vũ điệu tử thần. Nó không nhìn được bằng mắt thường mà được nhìn thấy dưới ánh sáng màu tím của tia X với một phòng màu đỏ cam cận hồng ngoại bao quanh.
R Aquarii bao gồm một sao lùn trắng ("thây ma" của một ngôi sao vừa qua đời) đang "hút máu" của bạn đồng hành là một ngôi sao hấp hối - sao khổng lồ đỏ.
Bữa tiệc tàn khốc của sao lùn trắng đôi khi gây ra một vụ nổ nhiệt hạch cực lớn, bắn tung vật chất ra ngoài không gian và tạo nên tia X mê hoặc.
Một "thần chết vũ trụ" khác là Cassiopeia A - một trong những vật thể được nghiên cứu kỹ lưỡng trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, nằm cách chúng ta 11.000 năm ánh sáng.
Qua những dữ liệu của Chandra, các nhà khoa học đã choáng ngợp với tầm vóc của "quái vật" này. Cassiopeia A là tàn dư của một siêu tân tinh.
Cassiopeia A xuất hiện sau khi ngôi sao phát nổ thổi bay một lượng vật chất gồm lưu huỳnh nhiều gấp 10.000 lần tất cả lưu huỳnh trên Trái Đất, silicon gấp 20.000 lần, sắt gấp 70.000 lần và oxy gấp 1 triệu lần tất cả oxy trên địa cầu chúng ta.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng quan sát được các vật thể đáng chú ý khác như PSR B2224+65, một ngôi sao chết bay cực nhanh và phun ra đuôi tia X khủng khiếp; hay Abell 2597, cụm sao cách chúng ta 1 tỉ năm ánh sáng....
Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).
Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy cacbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.
Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là cacbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.
Nếu sao lùn trằng bay thành cặp với một ngôi sao thông thường khác, nó có thể hút vật chất từ sao đôi đồng hành. Vật chất hút được rất chậm và ổn định. Khối lượng của sao lùn trắng tăng lên cho đến khi vượt qua giới hạn Chandrasekhar, từ điểm đó áp suất suy thoái không thể duy trì được sao. Nó tạo thành dạng siêu tân tinh loại Ia và là mạnh nhất trong các siêu tân tinh.
Trong một số trường hợp, vật chất hút từ sao đồng hành chứa nhiều hiđrô, gây ra phản ứng hạt nhân nổ bùng ở dạng yếu hơn siêu tân tinh, gọi là các vụ nổ sao lùn trắng. Các vụ nổ này chỉ xảy ra ở vỏ chứa các vật chất mới hút vào, không ảnh hưởng đến lõi bên trong sao lùn trắng, và có thể lặp đi lặp lại nếu vẫn có dòng vật chất nhiều hiđrô chảy đến.