Xác ướp sinh vật bí ẩn, dài khoảng 30 cm, được mệnh danh là “nàng tiên cá” đang được thờ trong ngôi đền Enjuin ở thành phố Asakuchi, tỉnh Okayama, Nhật Bản. Theo người trông coi ngôi đền, xác ướp này xuất hiện vào khoảng từ năm 1736 - 1741.Với khuôn mặt có vẻ như đang nhăn nhó, hàm răng nhọn, có tóc và lông mày, nửa thân trên của sinh vật này khá giống người, còn nửa thân dưới là đuôi cá.“Ở Nhật Bản, các nàng tiên cá thường gắn liền với huyền thoại về sự bất tử. Người ta nói rằng, nếu ăn thịt của tiên cá, bạn sẽ không bao giờ chết. Có một câu chuyện được kể từ đời này sang đời khác ở nhiều nơi trên nước Nhật, rằng, một ngư dân đã ăn thịt tiên cá và sống thọ tới 800 năm”, Hiroshi Kinoshita – chuyên gia thuộc Hiệp hội Văn hóa Dân gian tỉnh Okayama – nói.Ông Hiroshi Kinoshita cho biết, Hiệp hội Văn hóa Dân gian tỉnh Okayama đang nỗ lực để giải mã bí ẩn về xác ướp nàng tiên cá. Theo ông Kinoshita, một bức thư có niên đại từ năm 1903 được lưu giữ cùng xác ướp “nàng tiên cá” có thể giải thích phần nào nguồn gốc của sinh vật này.“Một tiên cá bị mắc vào lưới ở tỉnh Kochi. Ngư dân bắt được nó không biết đây là nàng tiên cá. Họ mang đến tỉnh Osaka và bán nó như một con cá kỳ lạ. Tổ tiên của tôi đã mua được nó và giữ nó như một báu vật gia đình”, nội dung thư viết.Tuy nhiên, không ai chắc chắn một cách chính xác làm thế nào mà ngôi đền lại sở hữu được xác ướp nàng tiên cá này. Do đó, vào tháng 2 năm ngoái, một nhóm gồm 5 nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Nghệ thuật Kurashiki, cũng ở Okayama, đã bắt đầu một cuộc điều tra để xác định danh tính thực sự của cổ vật.Họ sử dụng các biện pháp kiểm tra hiện đại như chụp X-quang, chụp CT, phân tích DNA và cả xác định niên đại bằng carbon phóng xạ. Và sau một năm nghiên cứu, mới đây, nhóm đã công bố kết quả của mình.Và thật không may cho những người hâm mộ các truyền thuyết, hóa ra đó không thực sự là một nàng tiên cá. Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã thấy có điều gì đó không ổn khi thành phần cấu trúc xương thật duy nhất mà họ có thể xác nhận là xương hàm, vì “ningyo” chỉ dài 30 cm và không có hộp sọ, xương sống hoặc xương sườn.Tiếp đó, cuộc điều tra phát hiện ra rằng hiện vật cổ này được chế tác từ thạch cao hoặc chất giống như thạch cao. Chúng đã được nặn hình thành các đặc điểm cơ thể bao gồm cánh tay, bàn tay và hốc mắt.Phần thân trên, cũng có các phần làm bằng vải, được bọc trong một tờ giấy mỏng, sau đó được bọc trong da fugu (một loại cá nóc). Cái đầu cũng được làm bằng vải và được nhồi vào một số loại lông động vật không xác định.Trong khi đó, vảy và vây ở phần thân dưới dường như là của một loài cá lù đù (croaker fish). Ngay cả phần hiện vật được tìm thấy trong lưới của ngư dân vào khoảng năm 1740 dường như cũng là một trò lừa bịp, vì các nhà nghiên cứu sau khi kiểm tra một số vảy rơi ra từ phần dưới cơ thể đã tính toán rằng xác ningyo rất có thể là từ nửa sau của những năm 1800.Rất may, ningyo không mang bất kỳ ý nghĩa tôn giáo đặc biệt nào trong Phật giáo Nhật Bản. Vì vậy việc tiết lộ rằng bảo vật tại đền Enjuin không có thật sẽ không gây ra bất kỳ cuộc khủng hoảng niềm tin nào hoặc giảm đi lượng khách đến ngôi đền này.>>>Xem thêm video: Vén màn bí ẩn hình xăm trên xác ướp thai phụ Ai Cập cổ đại. Nguồn: Kienthucnet.
Xác ướp sinh vật bí ẩn, dài khoảng 30 cm, được mệnh danh là “nàng tiên cá” đang được thờ trong ngôi đền Enjuin ở thành phố Asakuchi, tỉnh Okayama, Nhật Bản. Theo người trông coi ngôi đền, xác ướp này xuất hiện vào khoảng từ năm 1736 - 1741.
Với khuôn mặt có vẻ như đang nhăn nhó, hàm răng nhọn, có tóc và lông mày, nửa thân trên của sinh vật này khá giống người, còn nửa thân dưới là đuôi cá.
“Ở Nhật Bản, các nàng tiên cá thường gắn liền với huyền thoại về sự bất tử. Người ta nói rằng, nếu ăn thịt của tiên cá, bạn sẽ không bao giờ chết. Có một câu chuyện được kể từ đời này sang đời khác ở nhiều nơi trên nước Nhật, rằng, một ngư dân đã ăn thịt tiên cá và sống thọ tới 800 năm”, Hiroshi Kinoshita – chuyên gia thuộc Hiệp hội Văn hóa Dân gian tỉnh Okayama – nói.
Ông Hiroshi Kinoshita cho biết, Hiệp hội Văn hóa Dân gian tỉnh Okayama đang nỗ lực để giải mã bí ẩn về xác ướp nàng tiên cá. Theo ông Kinoshita, một bức thư có niên đại từ năm 1903 được lưu giữ cùng xác ướp “nàng tiên cá” có thể giải thích phần nào nguồn gốc của sinh vật này.
“Một tiên cá bị mắc vào lưới ở tỉnh Kochi. Ngư dân bắt được nó không biết đây là nàng tiên cá. Họ mang đến tỉnh Osaka và bán nó như một con cá kỳ lạ. Tổ tiên của tôi đã mua được nó và giữ nó như một báu vật gia đình”, nội dung thư viết.
Tuy nhiên, không ai chắc chắn một cách chính xác làm thế nào mà ngôi đền lại sở hữu được xác ướp nàng tiên cá này. Do đó, vào tháng 2 năm ngoái, một nhóm gồm 5 nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Nghệ thuật Kurashiki, cũng ở Okayama, đã bắt đầu một cuộc điều tra để xác định danh tính thực sự của cổ vật.
Họ sử dụng các biện pháp kiểm tra hiện đại như chụp X-quang, chụp CT, phân tích DNA và cả xác định niên đại bằng carbon phóng xạ. Và sau một năm nghiên cứu, mới đây, nhóm đã công bố kết quả của mình.
Và thật không may cho những người hâm mộ các truyền thuyết, hóa ra đó không thực sự là một nàng tiên cá. Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã thấy có điều gì đó không ổn khi thành phần cấu trúc xương thật duy nhất mà họ có thể xác nhận là xương hàm, vì “ningyo” chỉ dài 30 cm và không có hộp sọ, xương sống hoặc xương sườn.
Tiếp đó, cuộc điều tra phát hiện ra rằng hiện vật cổ này được chế tác từ thạch cao hoặc chất giống như thạch cao. Chúng đã được nặn hình thành các đặc điểm cơ thể bao gồm cánh tay, bàn tay và hốc mắt.
Phần thân trên, cũng có các phần làm bằng vải, được bọc trong một tờ giấy mỏng, sau đó được bọc trong da fugu (một loại cá nóc). Cái đầu cũng được làm bằng vải và được nhồi vào một số loại lông động vật không xác định.
Trong khi đó, vảy và vây ở phần thân dưới dường như là của một loài cá lù đù (croaker fish). Ngay cả phần hiện vật được tìm thấy trong lưới của ngư dân vào khoảng năm 1740 dường như cũng là một trò lừa bịp, vì các nhà nghiên cứu sau khi kiểm tra một số vảy rơi ra từ phần dưới cơ thể đã tính toán rằng xác ningyo rất có thể là từ nửa sau của những năm 1800.
Rất may, ningyo không mang bất kỳ ý nghĩa tôn giáo đặc biệt nào trong Phật giáo Nhật Bản. Vì vậy việc tiết lộ rằng bảo vật tại đền Enjuin không có thật sẽ không gây ra bất kỳ cuộc khủng hoảng niềm tin nào hoặc giảm đi lượng khách đến ngôi đền này.
>>>Xem thêm video: Vén màn bí ẩn hình xăm trên xác ướp thai phụ Ai Cập cổ đại. Nguồn: Kienthucnet.