Một nhóm các nhà địa chất tại Đại học Bonn đã nghiên cứu và kết luận đợt nắng nóng năm 2020 ở Siberia làm lớp băng vĩnh cửu tan ra, giải phóng khí metan từ các mỏ đá vôi sâu.Nhóm nghiên cứu điều tra tác động của đợt nắng nóng năm 2020 bằng cách so sánh sự phân bố của nồng độ khí metan trong không khí trên khắp miền bắc Siberia.Nghiên cứu cho thấy lượng khí metan tăng lên sau đợt nắng nóng có liên quan đến quá trình cấu tạo tạo đá vôi từ thời Cổ sinh, tức khoảng 541 triệu đến 251 triệu năm trước đang nằm sâu dưới lớp băng vĩnh cửu.Vùng Siberia đã bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ từ thời xa xưa. Nhưng khi lớp băng vĩnh cửu bắt đầu tan ra khi nhiệt độ tăng lên, giải phóng khí CO2 và metan gây ra hậu quả khó lường cho Trái đất.Khi khí CO2 và metan được giải phóng, sẽ làm khuếch đại hiệu ứng nhà kính và bầu khí quyển đang nóng lên ngày càng nóng hơn. Khí metan thậm chí nguy hiểm hơn nhiều lần khí CO2.Trước đây các nhà khoa học đã đưa ra kết luận lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ lớp băng vĩnh cửu sẽ chỉ đóng góp khoảng 0,2 độ C vào sự nóng lên toàn cầu trong suốt thế kỷ này.Tuy nhiên, những kết quả mới đây cho thấy các tính toán về phát thải khí nhà kính liên quan đến lớp băng vĩnh cửu dường như đang bị đánh giá thấp.Nghiên cứu trước đây chỉ tính đến lượng khí thải từ sự phân hủy của chất hữu cơ trong đất đóng băng vĩnh cửu. Còn nghiên cứu hiện tại xem xét nồng độ khí metan trong không khí. Nồng độ khí metan tăng cao ở hai khu vực phía bắc Siberia xuất hiện trong đợt nắng nóng khắc nghiệt vào mùa hè năm 2020. Tiếp theo, các chuyên gia cần xác định nguồn gốc phát thải của khí metan.Lượng khí tự nhiên ước tính tồn tại trong bề mặt của vùng Bắc Siberia là rất lớn. Nếu chúng được phát thải vào bầu khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, nó sẽ gây ra những tác động khôn lường ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu vốn đang rất căng thẳng.Metan (CH4 ) là một loại khí quan trọng trong cuộc sống và đóng vai trò tham gia và xúc tác hàng loạt các phản ứng hóa học. CH4 tập trung và phân rã nhiều trong bầu khí quyển, hơn cả khí CO2.Nó cũng là mối đe dọa, làm Trái Đất nóng lên gấp 28-36 lần so với các khí nhà kính khác (CO2, N2O, CFC...). Do đó, các nhà khoa học lo ngại, bất cứ một sự giải phóng khí metan đột ngột từ các lớp băng hay từ thủy quyển đều có thể gây nên một sự biến đổi lớn về khí hậu trên toàn cầu.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Một nhóm các nhà địa chất tại Đại học Bonn đã nghiên cứu và kết luận đợt nắng nóng năm 2020 ở Siberia làm lớp băng vĩnh cửu tan ra, giải phóng khí metan từ các mỏ đá vôi sâu.
Nhóm nghiên cứu điều tra tác động của đợt nắng nóng năm 2020 bằng cách so sánh sự phân bố của nồng độ khí metan trong không khí trên khắp miền bắc Siberia.
Nghiên cứu cho thấy lượng khí metan tăng lên sau đợt nắng nóng có liên quan đến quá trình cấu tạo tạo đá vôi từ thời Cổ sinh, tức khoảng 541 triệu đến 251 triệu năm trước đang nằm sâu dưới lớp băng vĩnh cửu.
Vùng Siberia đã bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ từ thời xa xưa. Nhưng khi lớp băng vĩnh cửu bắt đầu tan ra khi nhiệt độ tăng lên, giải phóng khí CO2 và metan gây ra hậu quả khó lường cho Trái đất.
Khi khí CO2 và metan được giải phóng, sẽ làm khuếch đại hiệu ứng nhà kính và bầu khí quyển đang nóng lên ngày càng nóng hơn. Khí metan thậm chí nguy hiểm hơn nhiều lần khí CO2.
Trước đây các nhà khoa học đã đưa ra kết luận lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ lớp băng vĩnh cửu sẽ chỉ đóng góp khoảng 0,2 độ C vào sự nóng lên toàn cầu trong suốt thế kỷ này.
Tuy nhiên, những kết quả mới đây cho thấy các tính toán về phát thải khí nhà kính liên quan đến lớp băng vĩnh cửu dường như đang bị đánh giá thấp.
Nghiên cứu trước đây chỉ tính đến lượng khí thải từ sự phân hủy của chất hữu cơ trong đất đóng băng vĩnh cửu. Còn nghiên cứu hiện tại xem xét nồng độ khí metan trong không khí.
Nồng độ khí metan tăng cao ở hai khu vực phía bắc Siberia xuất hiện trong đợt nắng nóng khắc nghiệt vào mùa hè năm 2020. Tiếp theo, các chuyên gia cần xác định nguồn gốc phát thải của khí metan.
Lượng khí tự nhiên ước tính tồn tại trong bề mặt của vùng Bắc Siberia là rất lớn. Nếu chúng được phát thải vào bầu khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, nó sẽ gây ra những tác động khôn lường ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu vốn đang rất căng thẳng.
Metan (CH4 ) là một loại khí quan trọng trong cuộc sống và đóng vai trò tham gia và xúc tác hàng loạt các phản ứng hóa học. CH4 tập trung và phân rã nhiều trong bầu khí quyển, hơn cả khí CO2.
Nó cũng là mối đe dọa, làm Trái Đất nóng lên gấp 28-36 lần so với các khí nhà kính khác (CO2, N2O, CFC...). Do đó, các nhà khoa học lo ngại, bất cứ một sự giải phóng khí metan đột ngột từ các lớp băng hay từ thủy quyển đều có thể gây nên một sự biến đổi lớn về khí hậu trên toàn cầu.