Các nhà khoa học cho biết, hoạt động quay của Trái đất thay đổi liên tục và không giống nhau giữa các ngày.Suốt hàng tỷ năm, tốc độ quay của Trái Đất dần chậm lại và vẫn xảy ra trong tương lai. Các nhà khoa học ước tính mỗi thế kỷ, một ngày sẽ dài ra khoảng 1,8 mili-giây. Độ dài một ngày khác biệt theo từng năm.Vì thế một ngày của hàng trăm triệu năm trước chỉ kéo dài 22 giờ mà thôi. Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất đó là Mặt trăng. Suốt hàng tỷ năm, lực hấp dẫn tỏa ra từ Mặt Trăng đã kéo chậm vòng quay của Trái Đất lại.Mặt trăng có tác động một lực hút lên Trái đất, trong đó mặt ở gần sẽ chịu lực nhiều hơn mặt ở xa. Sự khác biệt ấy đã tạo nên thủy triều, nhưng đồng thời khiến Mặt trăng dịch chuyển xa dần khỏi Trái đất (khoảng 4cm/năm).Mặt trăng dịch xa, nó tạo ra một lực có phương đối nghịch, tạo ra ma sát và làm chậm tốc độ quay của Trái đất. Chính vì thế về mặt lý thuyết, Trái đất đang quay chậm dần lại, dù tốc độ chỉ rơi vào khoảng 15 phần triệu đến 20 phần triệu giây mỗi năm.Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng tốc độ làm chậm này là đủ để tăng các hoạt động địa chấn, gây ra động đất nếu được tích tụ sau một khoảng thời gian.Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khiến Trái đất quay ngày càng chậm. Trong đó, thứ gây nhiều ảnh hưởng nhất là lõi Trái Đất. Những dao động của phần lỏng trong lõi khiến tốc độ quay của hành tinh thay đổi.Trên bề mặt Trái đất, những tác động của gió thổi vào sườn núi và sóng đánh vào bờ cũng khiến tốc độ quay của Trái Đất chậm lại.Khối lượng Trái Đất thay đổi sau những vụ địa chấn đã khiến tốc độ quay thay đổi. Ngày nay, với việc băng tan, nước biển dâng khiến cực nhẹ đi mà xích đạo nặng hơn dẫn đến biến đổi khí hậu đã làm Trái Đất “trì trệ”, khiến ngày dài thêm.Các nhà khoa học cho biết, tốc độ quay của hành tinh Xanh cũng thay đổi theo mùa. Cụ thể nhanh hơn khi Bán Cầu Bắc vào hè, chậm hơn khi đông tới. Trái đất bay với quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời, và khi gần quả cầu lửa, ta bay nhanh hơn đồng nghĩa với việc ta quay chậm hơn.Nhiều nghiên cứu cho thấy, tốc độ quay chậm lại của Trái đất có thể làm thay đổi hình dạng sắt và nickel bên trong lõi Trái đất. Quá trình ấy khiến lớp phủ địa chất dính chặt hơn vào vỏ, qua đó làm thay đổi dòng chảy lớp ngoài của lõi Trái đất và gây mất cân bằng với tốc độ hóa cứng của lớp vỏ.Trong thế kỷ 20, có 5 giai đoạn chứng kiến nhiều động đất hơn cả, trong đó 25% - 30% là những trận động đất 7 độ richter trở lên. Và trong đó, tất cả đều trùng khớp với tốc độ chậm lại của Trái đất.Mời các bạn xem video: Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Nguồn: Neews
Các nhà khoa học cho biết, hoạt động quay của Trái đất thay đổi liên tục và không giống nhau giữa các ngày.
Suốt hàng tỷ năm, tốc độ quay của Trái Đất dần chậm lại và vẫn xảy ra trong tương lai. Các nhà khoa học ước tính mỗi thế kỷ, một ngày sẽ dài ra khoảng 1,8 mili-giây. Độ dài một ngày khác biệt theo từng năm.
Vì thế một ngày của hàng trăm triệu năm trước chỉ kéo dài 22 giờ mà thôi. Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất đó là Mặt trăng. Suốt hàng tỷ năm, lực hấp dẫn tỏa ra từ Mặt Trăng đã kéo chậm vòng quay của Trái Đất lại.
Mặt trăng có tác động một lực hút lên Trái đất, trong đó mặt ở gần sẽ chịu lực nhiều hơn mặt ở xa. Sự khác biệt ấy đã tạo nên thủy triều, nhưng đồng thời khiến Mặt trăng dịch chuyển xa dần khỏi Trái đất (khoảng 4cm/năm).
Mặt trăng dịch xa, nó tạo ra một lực có phương đối nghịch, tạo ra ma sát và làm chậm tốc độ quay của Trái đất. Chính vì thế về mặt lý thuyết, Trái đất đang quay chậm dần lại, dù tốc độ chỉ rơi vào khoảng 15 phần triệu đến 20 phần triệu giây mỗi năm.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng tốc độ làm chậm này là đủ để tăng các hoạt động địa chấn, gây ra động đất nếu được tích tụ sau một khoảng thời gian.
Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khiến Trái đất quay ngày càng chậm. Trong đó, thứ gây nhiều ảnh hưởng nhất là lõi Trái Đất. Những dao động của phần lỏng trong lõi khiến tốc độ quay của hành tinh thay đổi.
Trên bề mặt Trái đất, những tác động của gió thổi vào sườn núi và sóng đánh vào bờ cũng khiến tốc độ quay của Trái Đất chậm lại.
Khối lượng Trái Đất thay đổi sau những vụ địa chấn đã khiến tốc độ quay thay đổi. Ngày nay, với việc băng tan, nước biển dâng khiến cực nhẹ đi mà xích đạo nặng hơn dẫn đến biến đổi khí hậu đã làm Trái Đất “trì trệ”, khiến ngày dài thêm.
Các nhà khoa học cho biết, tốc độ quay của hành tinh Xanh cũng thay đổi theo mùa. Cụ thể nhanh hơn khi Bán Cầu Bắc vào hè, chậm hơn khi đông tới. Trái đất bay với quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời, và khi gần quả cầu lửa, ta bay nhanh hơn đồng nghĩa với việc ta quay chậm hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tốc độ quay chậm lại của Trái đất có thể làm thay đổi hình dạng sắt và nickel bên trong lõi Trái đất. Quá trình ấy khiến lớp phủ địa chất dính chặt hơn vào vỏ, qua đó làm thay đổi dòng chảy lớp ngoài của lõi Trái đất và gây mất cân bằng với tốc độ hóa cứng của lớp vỏ.
Trong thế kỷ 20, có 5 giai đoạn chứng kiến nhiều động đất hơn cả, trong đó 25% - 30% là những trận động đất 7 độ richter trở lên. Và trong đó, tất cả đều trùng khớp với tốc độ chậm lại của Trái đất.