Cao nguyên Thanh Tạng (tên gọi tắt của cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng) của Trung Quốc có diện tích khoảng 2,5 triệu km2. Với độ cao 4.500m so với mực nước biển, Thanh Tạng trở thành cao nguyên cao nhất thế giới.Chính vì vậy, cao nguyên Thanh Tạng được ví là "nóc nhà thế giới" khiến công chúng ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ khi quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Không chỉ vậy, cao nguyên Thanh Tạng còn có trữ lượng nước ngọt trong băng lớn chỉ sau Nam Cực và Bắc Cực.Trong những năm qua, các chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành các nghiên cứu về cao nguyên Thanh Tạng. Theo đó, họ phát hiện một bí mật lớn. Đó là một hiện tượng nguy hiểm xảy ra ở cao nguyên này.Cụ thể, các chuyên gia phát hiện băng vĩnh cửu ở cao nguyên Thanh Tạng đang tan nhanh trong khoảng 20 năm gần đây. Sự việc này khiến trữ lượng nước trong băng tuyết tại cao nguyên Thanh Tạng giảm khoảng 15% trong bối cảnh mực nước tăng lên.Đặc biệt, nhiệt độ trung bình tại cao nguyên Thanh Tạng tăng 0,6 độ C trong 10 năm trở lại đây. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng xấu đi và nhiệt độ trung bình trên Trái đất tăng đến 2 độ C thì con số này ở cao nguyên Thanh Tạng có thể là 4 độ C.Với sự gia tăng nhiệt độ như vậy, các sông băng tại cao nguyên Thanh Tạng sẽ tan chảy nhiều hơn và nhanh hơn so với những nơi khác.Vào năm 2010, National Geographic từng đưa tin chiều rộng của một sông băng ở cao nguyên Thanh Tạng đang giảm đi 300m/năm.Việc các sông băng ở cao nguyên Thanh Tạng tan chảy ảnh hưởng hơn đến nhiều hệ thống sông lớn trên thế giới bao gồm khu vực châu Á. Theo đó, người dân ở nhiều khu vực trên thế giới phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngọt ở cao nguyên Thanh Tạng.Do đó, mực nước ở cao nguyên Thanh Tạng đang tăng do hiện tượng nóng lên toàn cầu nhưng hiện tượng này không có tính bền vững. Thậm chí, giới chuyên gia cảnh báo các sông băng tan chảy có thể gây ra những đợt sóng, lũ lụt kinh hoàng gây thiệt hại lớn về người và tài sản.Nếu tình trạng này tái diễn ở cao nguyên Thanh Tạng trong các thập kỷ tới thì trữ lượng nước ngọt tại đây sẽ dần cạn kiệt. Khi ấy, hàng tỷ người trên thế giới sẽ có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Cao nguyên Thanh Tạng (tên gọi tắt của cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng) của Trung Quốc có diện tích khoảng 2,5 triệu km2. Với độ cao 4.500m so với mực nước biển, Thanh Tạng trở thành cao nguyên cao nhất thế giới.
Chính vì vậy, cao nguyên Thanh Tạng được ví là "nóc nhà thế giới" khiến công chúng ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ khi quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Không chỉ vậy, cao nguyên Thanh Tạng còn có trữ lượng nước ngọt trong băng lớn chỉ sau Nam Cực và Bắc Cực.
Trong những năm qua, các chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành các nghiên cứu về cao nguyên Thanh Tạng. Theo đó, họ phát hiện một bí mật lớn. Đó là một hiện tượng nguy hiểm xảy ra ở cao nguyên này.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện băng vĩnh cửu ở cao nguyên Thanh Tạng đang tan nhanh trong khoảng 20 năm gần đây. Sự việc này khiến trữ lượng nước trong băng tuyết tại cao nguyên Thanh Tạng giảm khoảng 15% trong bối cảnh mực nước tăng lên.
Đặc biệt, nhiệt độ trung bình tại cao nguyên Thanh Tạng tăng 0,6 độ C trong 10 năm trở lại đây. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng xấu đi và nhiệt độ trung bình trên Trái đất tăng đến 2 độ C thì con số này ở cao nguyên Thanh Tạng có thể là 4 độ C.
Với sự gia tăng nhiệt độ như vậy, các sông băng tại cao nguyên Thanh Tạng sẽ tan chảy nhiều hơn và nhanh hơn so với những nơi khác.
Vào năm 2010, National Geographic từng đưa tin chiều rộng của một sông băng ở cao nguyên Thanh Tạng đang giảm đi 300m/năm.
Việc các sông băng ở cao nguyên Thanh Tạng tan chảy ảnh hưởng hơn đến nhiều hệ thống sông lớn trên thế giới bao gồm khu vực châu Á. Theo đó, người dân ở nhiều khu vực trên thế giới phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngọt ở cao nguyên Thanh Tạng.
Do đó, mực nước ở cao nguyên Thanh Tạng đang tăng do hiện tượng nóng lên toàn cầu nhưng hiện tượng này không có tính bền vững. Thậm chí, giới chuyên gia cảnh báo các sông băng tan chảy có thể gây ra những đợt sóng, lũ lụt kinh hoàng gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Nếu tình trạng này tái diễn ở cao nguyên Thanh Tạng trong các thập kỷ tới thì trữ lượng nước ngọt tại đây sẽ dần cạn kiệt. Khi ấy, hàng tỷ người trên thế giới sẽ có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.