Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu đo độ cao bằng tia laser từ tàu vũ trụ để phát hiện ra các mô hình tinh tế về chỏm băng ở cực Nam Sao Hỏa. Dữ liệu thực tế này đã chứng minh các mô hình máy tính trước đó dự đoán về một khối nước ngầm ngay bên dưới nắp băng địa cực này.Phát hiện này cũng phù hợp với các kết quả từ radar xuyên băng trước đây, mà nhiều nhà nghiên cứu khắp thế giới đã chỉ ra là tín hiệu của nước lỏng theo dạng hồ ngầm giống những gì chúng ta tìm thấy ở Nam Cực của Trái Đất.Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Cambridge này cung cấp bằng chứng độc lập đầu tiên cho thấy nước lỏng tồn tại dưới chỏm băng ở cực Nam Sao Hỏa bằng cách sử dụng dữ liệu khác ngoài dữ liệu radar."Sự kết hợp của các bằng chứng địa hình mới, kết quả của mô hình máy tính của chúng tôi và dữ liệu radar làm tăng khả năng về một khu vực nước lỏng dưới băng tồn tại ngay trên Sao hỏa ngày nay và rằng Sao hỏa vẫn phải hoạt động về mặt địa nhiệt" - Giáo sư Neil Arnold từ Viện Nghiên cứu địa cực của Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.Trước đó, nhiều nghiên cứu, sử dụng bộ dữ liệu phong phú từ các tàu của NASA và ESA (cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) đã cho thấy cực Nam hành tinh đỏ rất có thể sở hữu nước được giữ ở dạng lỏng nhờ độ mặn hoặc hoạt động địa nhiệt.Đây cũng là nơi các nhà khoa học, bao gồm các nhà khoa học NASA, hy vọng rằng ẩn chứa một thế giới sự sống ngoài hành tinh. Tuy hồ ngầm dưới băng nghe có vẻ khó sống, nhưng thực tế những năm gần đây, hàng loạt thế giới sự sống với những sinh vật cực đoan không cần ánh sáng hay nhiệt độ phù hợp, đã lộ diện ngay trên Trái Đất, trong những hồ nước ngầm tương tự.Cách đây không lâu, "chiến binh bất tử" Curiosity của NASA từ khu vực gọi là Greenheugh Pediment ở phía Bắc của Sao Hỏa, đã chụp được một đại dương lớn, mang nhiều đặc tính giống đại dương Trái Đất.Đại dương đó đã biến mất trong hiện tại nhưng dữ liệu của NASA tiết lộ một lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông.Kích thước và thời gian tồn tại rất lâu của thế giới nước vừa phát hiện - điều mà trầm tích quá dày đã khẳng định - cũng chứng minh rằng Sao Hỏa từng rất giống Trái Đất. Bởi lẽ, chỉ có một bầu khí quyển dày và một nhiệt độ ấm áp, ôn hòa mới cho phép một đại dương rộng lớn đến thế tồn tại trên bề mặt.Đại dương lớn một bầu trời ấm, được che chắn khỏi bức xạ hữu hiệu nhờ khí quyển dày cũng là điều kiện tuyệt với cho sự sống sơ khai được thành hình và tiến hóa.Để xác định giả thuyết này, các nhà khoa học đã lập biểu đồ các dòng chảy trên hành tinh đó để chỉ ra cách mà trầm tích đã tích tụ và quy mô của đại dương cổ đại, dựa trên mô hình được dựng lên chính từ đại dương của Trái Đất.Rất có thể Sao Hỏa cũng sở hữu một chu trình nước "khỏe mạnh", tuần hoàn điều hòa như Trái Đất ngày nay. Phát hiện này cũng giúp các nhà hoa học định hướng được các sứ mệnh khám phá Sao Hỏa trực tiếp cho tương lai.>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu đo độ cao bằng tia laser từ tàu vũ trụ để phát hiện ra các mô hình tinh tế về chỏm băng ở cực Nam Sao Hỏa. Dữ liệu thực tế này đã chứng minh các mô hình máy tính trước đó dự đoán về một khối nước ngầm ngay bên dưới nắp băng địa cực này.
Phát hiện này cũng phù hợp với các kết quả từ radar xuyên băng trước đây, mà nhiều nhà nghiên cứu khắp thế giới đã chỉ ra là tín hiệu của nước lỏng theo dạng hồ ngầm giống những gì chúng ta tìm thấy ở Nam Cực của Trái Đất.
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Cambridge này cung cấp bằng chứng độc lập đầu tiên cho thấy nước lỏng tồn tại dưới chỏm băng ở cực Nam Sao Hỏa bằng cách sử dụng dữ liệu khác ngoài dữ liệu radar.
"Sự kết hợp của các bằng chứng địa hình mới, kết quả của mô hình máy tính của chúng tôi và dữ liệu radar làm tăng khả năng về một khu vực nước lỏng dưới băng tồn tại ngay trên Sao hỏa ngày nay và rằng Sao hỏa vẫn phải hoạt động về mặt địa nhiệt" - Giáo sư Neil Arnold từ Viện Nghiên cứu địa cực của Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Trước đó, nhiều nghiên cứu, sử dụng bộ dữ liệu phong phú từ các tàu của NASA và ESA (cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) đã cho thấy cực Nam hành tinh đỏ rất có thể sở hữu nước được giữ ở dạng lỏng nhờ độ mặn hoặc hoạt động địa nhiệt.
Đây cũng là nơi các nhà khoa học, bao gồm các nhà khoa học NASA, hy vọng rằng ẩn chứa một thế giới sự sống ngoài hành tinh. Tuy hồ ngầm dưới băng nghe có vẻ khó sống, nhưng thực tế những năm gần đây, hàng loạt thế giới sự sống với những sinh vật cực đoan không cần ánh sáng hay nhiệt độ phù hợp, đã lộ diện ngay trên Trái Đất, trong những hồ nước ngầm tương tự.
Cách đây không lâu, "chiến binh bất tử" Curiosity của NASA từ khu vực gọi là Greenheugh Pediment ở phía Bắc của Sao Hỏa, đã chụp được một đại dương lớn, mang nhiều đặc tính giống đại dương Trái Đất.
Đại dương đó đã biến mất trong hiện tại nhưng dữ liệu của NASA tiết lộ một lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông.
Kích thước và thời gian tồn tại rất lâu của thế giới nước vừa phát hiện - điều mà trầm tích quá dày đã khẳng định - cũng chứng minh rằng Sao Hỏa từng rất giống Trái Đất. Bởi lẽ, chỉ có một bầu khí quyển dày và một nhiệt độ ấm áp, ôn hòa mới cho phép một đại dương rộng lớn đến thế tồn tại trên bề mặt.
Đại dương lớn một bầu trời ấm, được che chắn khỏi bức xạ hữu hiệu nhờ khí quyển dày cũng là điều kiện tuyệt với cho sự sống sơ khai được thành hình và tiến hóa.
Để xác định giả thuyết này, các nhà khoa học đã lập biểu đồ các dòng chảy trên hành tinh đó để chỉ ra cách mà trầm tích đã tích tụ và quy mô của đại dương cổ đại, dựa trên mô hình được dựng lên chính từ đại dương của Trái Đất.
Rất có thể Sao Hỏa cũng sở hữu một chu trình nước "khỏe mạnh", tuần hoàn điều hòa như Trái Đất ngày nay. Phát hiện này cũng giúp các nhà hoa học định hướng được các sứ mệnh khám phá Sao Hỏa trực tiếp cho tương lai.
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).