Mới đây, các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Tây Virginia đã phát hiện các "xác ướp" của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực nguyên vẹn trong chất lỏng nguyên sinh, được đựng trong các tinh thể halite cổ đại."Khi các tinh thể halite phát triển trong vùng nước bề mặt mặn, nó giữ nước này trong chất lỏng nguyên sinh. Ngoài "bẫy" nước, chúng có thể "bẫy" bất cứ thứ gì trong, hoặc gần vùng nước đó", tiến sĩ Sara Schreder-Gomes, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.Nhiều vi sinh vật đã vô tình rơi vào "chiếc bẫy halite". Những vi sinh vật hầu như không bị phân hủy, giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu chi tiết từng đặc tính của các loài nguyên sơ này.Tinh thể halite đóng vai trò như một chiếc quan tài hoàn toàn khép kín, cộng với nước mặn chứa đựng bên trong, đã biến sự sống cổ đại thành những xác ướp thuộc loại tốt nhất thế giới.Một số tinh thể có nồng độ vi sinh vật đặc biệt cao cùng nhiều loại chất hữu cơ nghi có nguồn gốc sinh học bên trong. Halite là tên khoáng chất của muối, hoặc natri clorua; nó được gọi là muối mỏ khi ở dạng đá.Halit thường có màu trắng hoặc màu trong, nhưng nó có thể có nhiều màu khác nhau bao gồm xanh lam, tím, hồng và vàng do tạp chất. Halit hình thành nhờ sự bay hơi của nước biển trong một thời gian dài và nó được coi là một khoáng chất trầm tích.Halite cũng có thể hình thành gần các hồ do sự bay hơi của nước muối. Những mỏ muối này thường được tìm thấy dọc theo các hồ muối ở những vùng khô hạn, chẳng hạn như gần Thành phố Salt Lake, Utah.Halite dùng trong nghiên cứu được lấy từ lõi trầm tích khoan ở độ sâu 1.481-1.521 m. "Xác ướp" của các sinh vật trên được phát hiện ở tinh thể halite từ Hệ tầng Browne đại Nguyên Sinh ở miền Trung nước Úc.Đặc biệt, đây chính là cách mà từ lâu các nhà khoa học tin rằng sự sống sao Hỏa đang được bảo quản. Theo các nghiên cứu trước đây, sao Hỏa từng có sự sống vài tỉ năm trước, khi nó còn là một hành tinh xanh nhiều đại dương giống Trái Đất.Tuy nhiên, những thay đổi khắc nghiệt đã khiến hành tinh đỏ tuyệt chủng. Vì vậy họ tập trung nghiên cứu săn tìm dấu vết sự sống trong trầm tích cổ đại. Vài robot tự hành của NASA đã đem về các bằng chứng tuy vẫn là gián tiếp nhưng khả quan.Các nhà khoa học có thể tiến hành tìm đến những nơi có thể chứa halite giống miền Trung nước Úc, sau khi chứng minh halite dường như là thứ phù hợp nhất nếu các nhà khoa học muốn tìm thấy một "xác ướp" ngoài hành tinh.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Tây Virginia đã phát hiện các "xác ướp" của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực nguyên vẹn trong chất lỏng nguyên sinh, được đựng trong các tinh thể halite cổ đại.
"Khi các tinh thể halite phát triển trong vùng nước bề mặt mặn, nó giữ nước này trong chất lỏng nguyên sinh. Ngoài "bẫy" nước, chúng có thể "bẫy" bất cứ thứ gì trong, hoặc gần vùng nước đó", tiến sĩ Sara Schreder-Gomes, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Nhiều vi sinh vật đã vô tình rơi vào "chiếc bẫy halite". Những vi sinh vật hầu như không bị phân hủy, giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu chi tiết từng đặc tính của các loài nguyên sơ này.
Tinh thể halite đóng vai trò như một chiếc quan tài hoàn toàn khép kín, cộng với nước mặn chứa đựng bên trong, đã biến sự sống cổ đại thành những xác ướp thuộc loại tốt nhất thế giới.
Một số tinh thể có nồng độ vi sinh vật đặc biệt cao cùng nhiều loại chất hữu cơ nghi có nguồn gốc sinh học bên trong. Halite là tên khoáng chất của muối, hoặc natri clorua; nó được gọi là muối mỏ khi ở dạng đá.
Halit thường có màu trắng hoặc màu trong, nhưng nó có thể có nhiều màu khác nhau bao gồm xanh lam, tím, hồng và vàng do tạp chất. Halit hình thành nhờ sự bay hơi của nước biển trong một thời gian dài và nó được coi là một khoáng chất trầm tích.
Halite cũng có thể hình thành gần các hồ do sự bay hơi của nước muối. Những mỏ muối này thường được tìm thấy dọc theo các hồ muối ở những vùng khô hạn, chẳng hạn như gần Thành phố Salt Lake, Utah.
Halite dùng trong nghiên cứu được lấy từ lõi trầm tích khoan ở độ sâu 1.481-1.521 m. "Xác ướp" của các sinh vật trên được phát hiện ở tinh thể halite từ Hệ tầng Browne đại Nguyên Sinh ở miền Trung nước Úc.
Đặc biệt, đây chính là cách mà từ lâu các nhà khoa học tin rằng sự sống sao Hỏa đang được bảo quản. Theo các nghiên cứu trước đây, sao Hỏa từng có sự sống vài tỉ năm trước, khi nó còn là một hành tinh xanh nhiều đại dương giống Trái Đất.
Tuy nhiên, những thay đổi khắc nghiệt đã khiến hành tinh đỏ tuyệt chủng. Vì vậy họ tập trung nghiên cứu săn tìm dấu vết sự sống trong trầm tích cổ đại. Vài robot tự hành của NASA đã đem về các bằng chứng tuy vẫn là gián tiếp nhưng khả quan.
Các nhà khoa học có thể tiến hành tìm đến những nơi có thể chứa halite giống miền Trung nước Úc, sau khi chứng minh halite dường như là thứ phù hợp nhất nếu các nhà khoa học muốn tìm thấy một "xác ướp" ngoài hành tinh.