Apple Watch phát hiện COVID-19 trên cơ thể người dựa trên biểu đồ biến thiên nhịp tim.
Đại diện của Mount Sinai cho biết: “Chúng tôi đã biết rằng, nhịp tim thay đổi khi tình trạng viêm phát triển trong cơ thể và COVID-19 là một trường hợp gây viêm cực kỳ nghiêm trọng. Điều này cho phép chúng tôi dự đoán rằng, mọi người bị nhiễm bệnh trước khi họ xuất hiện các triệu chứng ban đầu”.
Nghiên cứu dựa trên việc theo dõi 300 nhân viên chăm sóc sức khỏe tại Mount Sinai, những người đã đeo Apple Watch từ ngày 29/4 đến 29/9. Gần 2/3 các trường hợp COVID-19 được phát hiện từ 4 đến 7 ngày trước khi mọi người thực sự bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nghiên cứu được thực hiện với hơn 5.000 người tham gia và dữ liệu từ 32 người được kiểm tra có kết quả dương tính.
Theo các chuyên gia, lợi thế của các thiết bị đeo như Apple Watch là có thể được đeo 24/7 trên tay người dùng cho ra kết quả tức thì, nên vượt trội so với việc đo bởi các thiết bị y tế truyền thống. Đồng thời, cách thức này không xâm lấn và cũng có thể hạn chế tiếp xúc giữa người bệnh và nhân viên y tế.
Apple không tham gia cũng như không tài trợ cho nghiên cứu này. Nhưng CEO Tim Cook từng nhắc đến nghiên cứu này trong buổi giới thiệu đồng hồ Apple Watch Series 6 hồi tháng 9 năm ngoái và đây cũng được coi là tính năng đáng tiền của Apple Watch Series 6 tại thời điểm vàng COVID-19 như hiện nay.
Apple chưa phải kẻ độc tôn và cũng không phải người tiên phong
Truyền thông đặc biệt nhạy cảm với các sản phẩm Apple, vì thế những thông tin về việc Apple Watch có thể phát hiện COVID-19 được đẩy lên ở những trang chủ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng Apple không phải kẻ giữ vị trí độc tôn ở mặt trận này.
Bằng chứng là một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại học Standford ở California, trong đó những người tham gia đeo các thiết bị khác nhau từ Apple, Fitbit và Garmin cho thấy: 81% người tham gia thử nghiệm COVID-19 dương tính có nhịp tim khi nghỉ ngơi của họ thay đổi tối đa 9.5 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
Có nghĩa là ngoài Apple, các thiết bị Wearable từ Fitbit và Garmin cũng đều cho kết quả tương tự, bởi lẽ các thiết bị này đều có cảm biến đo nhịp tim và hoạt động phát hiện COVID-19 dựa trên độ biến thiên nhịp tim, đo sự thay đổi về thời gian giữa mỗi nhịp tim. Và nếu dựa trên cơ chế này thì các thiết bị tương tự từ SamSung hay Huawei cũng sẽ có động thái góp mặt trong thời gian tới.Apple Watch làm được gì với COVID-19 thì Fitbit và Garmin cũng làm được tương tự với một mức giá đa dạng và cạnh tranh hơn.
Thừa nhận một cách khách quan, Apple Watch vẫn là chiếc đồng hồ thông minh được yêu thích nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu bỏ qua đi vấn đề về thương hiệu, mức độ yêu thích và độ cuồng tín của các iFan thì trên mặt trận phát hiện COVID-19, Apple Watch hoàn toàn không phải kẻ độc tôn. Bởi lẽ, Apple Watch vẫn được nhìn nhận là một sản phẩm khá xa xỉ, có giá cao hơn quá nhiều so với giá trị sử dụng thực.
Hiện nay, thông tin niêm yết từ FPT Shop một sản phẩm Apple Watch Series 6 có giá từ 10 triệu đến 21 triệu đồng. Trong khi đó, vòng tay theo dõi sức khoẻ Fitbit có giá không quá 7 triệu đồng. Đồng hồ thông minh Garmin cũng có nhiều phân khúc giá đa dạng trải dài từ 5 triệu, 7 triệu tới 21 triệu đồng.
Mặc dù phải cạnh tranh với các tên tuổi khác nhưng khi nhìn nhận một cách khách quan, Apple vẫn là cái tên sẽ được đón nhận tốt bởi thương hiệu và tính kết nối, đồng bộ cao giữa các thiết bị Apple. Tuy nhiên, những điều đó là chưa đủ để Apple có thể chiếm lĩnh được thị phần Smart Watch bởi rào cản lớn nhất của các thiết bị Apple nói chung và Apple Watch nói riêng đó là giá bán cao, khó tiếp cận với thị trường tầm trung.
Về mặt này, các thiết bị wearable khác đến từ huawei, Fitbit hay Garmin lại làm tốt hơn khi người ta chỉ đơn giản cần một thiết bị đeo tay theo dõi sức khoẻ đơn thuần và kết nối vừa đủ.
Apple Watch phát hiện COVID-19 trên cơ thể người dựa trên biểu đồ biến thiên nhịp tim.
Đại diện của Mount Sinai cho biết: “Chúng tôi đã biết rằng, nhịp tim thay đổi khi tình trạng viêm phát triển trong cơ thể và COVID-19 là một trường hợp gây viêm cực kỳ nghiêm trọng. Điều này cho phép chúng tôi dự đoán rằng, mọi người bị nhiễm bệnh trước khi họ xuất hiện các triệu chứng ban đầu”.
Nghiên cứu dựa trên việc theo dõi 300 nhân viên chăm sóc sức khỏe tại Mount Sinai, những người đã đeo Apple Watch từ ngày 29/4 đến 29/9. Gần 2/3 các trường hợp COVID-19 được phát hiện từ 4 đến 7 ngày trước khi mọi người thực sự bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nghiên cứu được thực hiện với hơn 5.000 người tham gia và dữ liệu từ 32 người được kiểm tra có kết quả dương tính.
Theo các chuyên gia, lợi thế của các thiết bị đeo như Apple Watch là có thể được đeo 24/7 trên tay người dùng cho ra kết quả tức thì, nên vượt trội so với việc đo bởi các thiết bị y tế truyền thống. Đồng thời, cách thức này không xâm lấn và cũng có thể hạn chế tiếp xúc giữa người bệnh và nhân viên y tế.
Apple không tham gia cũng như không tài trợ cho nghiên cứu này. Nhưng CEO Tim Cook từng nhắc đến nghiên cứu này trong buổi giới thiệu đồng hồ Apple Watch Series 6 hồi tháng 9 năm ngoái và đây cũng được coi là tính năng đáng tiền của Apple Watch Series 6 tại thời điểm vàng COVID-19 như hiện nay.
Apple chưa phải kẻ độc tôn và cũng không phải người tiên phong
Truyền thông đặc biệt nhạy cảm với các sản phẩm Apple, vì thế những thông tin về việc Apple Watch có thể phát hiện COVID-19 được đẩy lên ở những trang chủ. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng Apple không phải kẻ giữ vị trí độc tôn ở mặt trận này.
Bằng chứng là một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại học Standford ở California, trong đó những người tham gia đeo các thiết bị khác nhau từ Apple, Fitbit và Garmin cho thấy: 81% người tham gia thử nghiệm COVID-19 dương tính có nhịp tim khi nghỉ ngơi của họ thay đổi tối đa 9.5 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng.
Có nghĩa là ngoài Apple, các thiết bị Wearable từ Fitbit và Garmin cũng đều cho kết quả tương tự, bởi lẽ các thiết bị này đều có cảm biến đo nhịp tim và hoạt động phát hiện COVID-19 dựa trên độ biến thiên nhịp tim, đo sự thay đổi về thời gian giữa mỗi nhịp tim. Và nếu dựa trên cơ chế này thì các thiết bị tương tự từ SamSung hay Huawei cũng sẽ có động thái góp mặt trong thời gian tới.
Apple Watch làm được gì với COVID-19 thì Fitbit và Garmin cũng làm được tương tự với một mức giá đa dạng và cạnh tranh hơn.
Thừa nhận một cách khách quan, Apple Watch vẫn là chiếc đồng hồ thông minh được yêu thích nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu bỏ qua đi vấn đề về thương hiệu, mức độ yêu thích và độ cuồng tín của các iFan thì trên mặt trận phát hiện COVID-19, Apple Watch hoàn toàn không phải kẻ độc tôn. Bởi lẽ, Apple Watch vẫn được nhìn nhận là một sản phẩm khá xa xỉ, có giá cao hơn quá nhiều so với giá trị sử dụng thực.
Hiện nay, thông tin niêm yết từ FPT Shop một sản phẩm Apple Watch Series 6 có giá từ 10 triệu đến 21 triệu đồng. Trong khi đó, vòng tay theo dõi sức khoẻ Fitbit có giá không quá 7 triệu đồng. Đồng hồ thông minh Garmin cũng có nhiều phân khúc giá đa dạng trải dài từ 5 triệu, 7 triệu tới 21 triệu đồng.
Mặc dù phải cạnh tranh với các tên tuổi khác nhưng khi nhìn nhận một cách khách quan, Apple vẫn là cái tên sẽ được đón nhận tốt bởi thương hiệu và tính kết nối, đồng bộ cao giữa các thiết bị Apple. Tuy nhiên, những điều đó là chưa đủ để Apple có thể chiếm lĩnh được thị phần Smart Watch bởi rào cản lớn nhất của các thiết bị Apple nói chung và Apple Watch nói riêng đó là giá bán cao, khó tiếp cận với thị trường tầm trung.
Về mặt này, các thiết bị wearable khác đến từ huawei, Fitbit hay Garmin lại làm tốt hơn khi người ta chỉ đơn giản cần một thiết bị đeo tay theo dõi sức khoẻ đơn thuần và kết nối vừa đủ.