iPhone 12 ra đời với sự trở lại của sạc không dây MagSafe nhưng khó có thể cứu được Apple khỏi tai tiếng "tham lam".So sánh với iPhone 11, mẫu iPhone mới nhất của nhà táo có một số nâng cấp không quá đột phá nhưng vẫn giữ nguyên giá không đổi, ngoài ra người dùng còn được "khuyến mại đặc biệt" khi nhà Táo đã cắt bỏ toàn bộ các phụ kiện cơ bản ngoại trừ sợi dây cáp lightning to USB-C.Để "cà khịa" hành động này một số hãng công nghệ khác đã đăng đàn xoa dịu người sử dụng. Xiaomi đăng trên trang chủ của mình cùng với dòng trạng thái "Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ không bỏ đi bất kì phụ kiện gì trong hộp cùng với Mi10 TPro".Samsung cũng có động thái cà khịa siêu mạnh với việc đưa hình củ sạc kèm với dòng chữ đã "bao gồm ở trong hộp đựng chiếc Galaxy của bạn".iPhone 12 chính thức đã cắt bỏ đi phụ kiện, hộp đựng mỏng đi và tăng lượng vận chuyển hơn 70%. Theo táo khuyết, việc này sẽ giúp giảm lượng khí thải và CO2 từ rác thải nhựa phụ kiện.Không chỉ có iPhone 12, mới đây nhất, người dùng nhận các iPhone đời cũ như iPhone XR, SE 2020 đã xác nhận việc các mẫu iPhone này cũng có hộp hỏng tương tự và đương nhiên là các phụ kiện cũng đã bị cắt giảm triệt để, không còn tai nghe hay củ sạc.Trên website của các sản phẩm, mục phụ kiện kèm theo chỉ có cáp USB-C sang Lightning. Những ai muốn có củ sạc và tai nghe phải mua riêng với giá 19 USD mỗi món.Sạc MagSafe, Apple có thể loại bỏ cổng sạc trên iPhone và chuyển chúng sang cổng USB-C giống trên MacBook và iPad. MagSafe còn giúp cho các thiết bị mỏng hơn và chống thấm nước tốt hơn. Đương nhiên là phụ kiện này sẽ không được bán kèm mà sẽ bán riêng.Chỉ một thị trường vẫn bán iPhone kèm tai nghe đó là Pháp. Luật của quốc gia này yêu cầu các mẫu smartphone được bán ra phải đi kèm bộ dụng cụ rảnh tay (hands-free kit) hoặc tai nghe để bảo vệ trẻ em dưới 14 tuổi khỏi bức xạ điện từ.Apple cho biết đã có 700 triệu tai nghe Lightning và 2 tỷ củ sạc đến tay người dùng nên việc loại bỏ là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, động thái bỏ sạc và tai nghe khỏi hộp iPhone khiến Apple nhận về nhiều ý kiến trái chiều.Việc này của Apple khiến người dùng rất bức xúc, nhiều người cho rằng Apple đang tham lam, muốn kiếm tiền nhiều hơn dựa vào mảng bán phụ kiện hơn là bảo vệ môi trường."việc cắt giảm luôn bộ sạc là quá đáng… Giống như yêu cầu tôi ăn mà không cần đũa vậy”, một người dùng Weibo bình luận
iPhone 12 ra đời với sự trở lại của sạc không dây MagSafe nhưng khó có thể cứu được Apple khỏi tai tiếng "tham lam".
So sánh với iPhone 11, mẫu iPhone mới nhất của nhà táo có một số nâng cấp không quá đột phá nhưng vẫn giữ nguyên giá không đổi, ngoài ra người dùng còn được "khuyến mại đặc biệt" khi nhà Táo đã cắt bỏ toàn bộ các phụ kiện cơ bản ngoại trừ sợi dây cáp lightning to USB-C.
Để "cà khịa" hành động này một số hãng công nghệ khác đã đăng đàn xoa dịu người sử dụng. Xiaomi đăng trên trang chủ của mình cùng với dòng trạng thái "Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ không bỏ đi bất kì phụ kiện gì trong hộp cùng với Mi10 TPro".
Samsung cũng có động thái cà khịa siêu mạnh với việc đưa hình củ sạc kèm với dòng chữ đã "bao gồm ở trong hộp đựng chiếc Galaxy của bạn".
iPhone 12 chính thức đã cắt bỏ đi phụ kiện, hộp đựng mỏng đi và tăng lượng vận chuyển hơn 70%. Theo táo khuyết, việc này sẽ giúp giảm lượng khí thải và CO2 từ rác thải nhựa phụ kiện.
Không chỉ có iPhone 12, mới đây nhất, người dùng nhận các iPhone đời cũ như iPhone XR, SE 2020 đã xác nhận việc các mẫu iPhone này cũng có hộp hỏng tương tự và đương nhiên là các phụ kiện cũng đã bị cắt giảm triệt để, không còn tai nghe hay củ sạc.
Trên website của các sản phẩm, mục phụ kiện kèm theo chỉ có cáp USB-C sang Lightning. Những ai muốn có củ sạc và tai nghe phải mua riêng với giá 19 USD mỗi món.
Sạc MagSafe, Apple có thể loại bỏ cổng sạc trên iPhone và chuyển chúng sang cổng USB-C giống trên MacBook và iPad. MagSafe còn giúp cho các thiết bị mỏng hơn và chống thấm nước tốt hơn. Đương nhiên là phụ kiện này sẽ không được bán kèm mà sẽ bán riêng.
Chỉ một thị trường vẫn bán iPhone kèm tai nghe đó là Pháp. Luật của quốc gia này yêu cầu các mẫu smartphone được bán ra phải đi kèm bộ dụng cụ rảnh tay (hands-free kit) hoặc tai nghe để bảo vệ trẻ em dưới 14 tuổi khỏi bức xạ điện từ.
Apple cho biết đã có 700 triệu tai nghe Lightning và 2 tỷ củ sạc đến tay người dùng nên việc loại bỏ là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, động thái bỏ sạc và tai nghe khỏi hộp iPhone khiến Apple nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Việc này của Apple khiến người dùng rất bức xúc, nhiều người cho rằng Apple đang tham lam, muốn kiếm tiền nhiều hơn dựa vào mảng bán phụ kiện hơn là bảo vệ môi trường.
"việc cắt giảm luôn bộ sạc là quá đáng… Giống như yêu cầu tôi ăn mà không cần đũa vậy”, một người dùng Weibo bình luận