1. Lò vi sóng. Năm 1945, Percy Spencer, một kỹ sư của tập đoàn Raytheon, làm một sự án có liên quan đến ra đa. Khi đang kiểm tra magnetron - một loại ống phóng năng lượng cho các thiết bị radar điện, ông phát hiện thỏi sô cô la trong túi mình tan chảy. Rất ngạc nhiên, ông tiếp tục để với bỏng ngô, trứng gần kề và rút ra kết luận, đồ ăn chín là do năng lượng sóng. Sau đó, vào ngày 8 tháng 10 năm 1945, Raytheon đã nộp bản thảo sáng chế lò vi sóng. Và chiếc lò vi sóng đầu tiên được giới thiệu vào năm 1965 có giá khoảng 500$ (Hơn 10 triệu VND).2. Quinine (ký ninh) là một loại thuốc chữa sốt rét đầu tiên làm từ vỏ cây. Bắt nguồn từ việc một người Ấn Độ bị lạc vào rừng rậm và bị bệnh sốt rét. Ông uống nước từ hốc cây Quine và lo lắng vị đắng của nước sẽ làm bệnh nặng thêm, nhưng hoàn toàn ngược lại. Cơn sốt dịu đi và ông tỉnh táo tìm được đường về nhà, chia sẻ câu chuyện loài cây quý chữa bệnh cho người dân địa phương. Về sau, vào đầu những năm 1600, một nhà truyền giáo ở Nam Mỹ cũng dùng cây này để điều trị bệnh sốt rét cho người dân bản địa. Ngày nay, vỏ cây này được chiết xuất ra chất làm thuốc trị bệnh sốt rét và các loại nước giải khát. 3. Tia X – quang. Năm 1895, một nhà vật lý người Đức tên là Wilhelm Roentgen đang làm việc với một ống phóng điện tử chân không thì nhận thấy một hiện tượng lạ lùng: trên bàn làm việc bắn ra một tia huỳnh quang màu xanh lục mặc dù ông đã dùng mảnh vải đen bọc kín ống phóng điện. Ông đưa tay chắn các tia, tuy nhiên khi đặt tay ở phía trước chắn ống kính, ông thấy xương của mình trong hình ảnh chiếu trên màn hình. Sau một thời gian dài thử nghiệm trên cơ thể bà vợ, ông đã đưa kỹ thuật này vào y học và được thông qua bởi các tổ chức y tế, cơ quan nghiên cứu. 4. Khóa dán. Năm 1941, sau khi kỹ sư người Thụy Sỹ George de Mestral đi bộ trong rừng về nhà, ông quan sát thấy vỏ quả gai dính vào áo. Điều này làm ông trăn trở về việc vì sao nó lại dính chặt đến thế. Phải mất 8 năm cho nghiên cứu của mình, cuối cùng ông đã tạo ra dải băng đôi bằng sợi nilon, một nhám, một trơn, khi ép 2 dải lại sẽ dính chặt nhau, tạo sự liên kết mạnh mẽ khác thường. Nó trở nên nổi tiếng sau khi được thông qua bởi NASA, và ngày nay được sử dụng phổ biến trên đồ thể thao, áo khoác và nhiều hơn nữa. 5. Chất ngọt nhân tạo. Được phát hiện vào năm 1897 bởi Constantine Fahlberg, người làm công việc phân tích nhựa, than đá. Sau một ngày dài thí nghiệm, ông quên rửa tay trước khi ăn tối và vô tình đưa tay vào miệng, nhận thấy có chất ngọt. Ông vào phòng thí nghiệm, bắt đầu nếm các hợp chất và tìm thấy kết quả thử nghiệm các hợp chất axit phốt pho, clo và amonia gây ngọt. Năm 1884, Fahlberg được cấp bằng sáng chế và bắt đầu sản xuất hàng loạt các chất làm ngọt nhân tạo này. Năm 1907, bệnh nhân tiểu đường bắt đầu sử dụng nó để thay thế đường và nó nhanh chóng được dán nhãn là chất dành cho người ăn kiêng. 6. Máy điều hòa nhịp tim. Năm 1956, khi đang chế tạo thiết bị giúp điều chỉnh nhịp tim, nhà khoa học Wilson Greatbatch bỏ tay vào hộp điện trở để hoàn thành mạch, nhưng không đúng kích cỡ, ông rút tay ra. Bỗng nhiên, các mạch phát ra xung điện và ông bắt đầu liên tưởng đến thời gian của nhịp tim. Ý nghĩ ấy trở lại vào năm 1958 khi ông đang làm một chiếc máy dao động đo nhịp tim động vật tại Đại học Cornell. Wilson lấy nhầm bóng bán dẫn lắp vào máy và nghe được tiếng dao động đều đặn quen thuộc của nhịp tim đập khi bật máy lên. Năm 1960, máy điều hòa nhịp lần đầu tiên được cấy ghép vào cơ thể người. 7. LSD. Là loại thuốc gây ảo giác được nhà hóa học người Thụy Sỹ Albert Hoffman chế tạo thành công. Khi đang tách một loại nấm trên cây lúa mì, ông cảm thấy bồn chồn chóng mặt. Ông về nhà nằm xuống thì thấy mình chìm vào cảm giác như đang uống một loại rượu khó giải thích được. Ông cảm thấy đầu óc mơ màng, xuất hiện những hình ảnh tuyệt vời hình dáng sặc sỡ. 5 năm sau đó, ông nghiên cứu và cho ra đời loại chất mới mang tên LSD với hy vọng chất này sẽ có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên lạm dụng chúng như ma túy và kết quả hiện giờ nó bị cấm ở tất cả các quốc gia.
1. Lò vi sóng. Năm 1945, Percy Spencer, một kỹ sư của tập đoàn Raytheon, làm một sự án có liên quan đến ra đa. Khi đang kiểm tra magnetron - một loại ống phóng năng lượng cho các thiết bị radar điện, ông phát hiện thỏi sô cô la trong túi mình tan chảy. Rất ngạc nhiên, ông tiếp tục để với bỏng ngô, trứng gần kề và rút ra kết luận, đồ ăn chín là do năng lượng sóng.
Sau đó, vào ngày 8 tháng 10 năm 1945, Raytheon đã nộp bản thảo sáng chế lò vi sóng. Và chiếc lò vi sóng đầu tiên được giới thiệu vào năm 1965 có giá khoảng 500$ (Hơn 10 triệu VND).
2. Quinine (ký ninh) là một loại thuốc chữa sốt rét đầu tiên làm từ vỏ cây. Bắt nguồn từ việc một người Ấn Độ bị lạc vào rừng rậm và bị bệnh sốt rét. Ông uống nước từ hốc cây Quine và lo lắng vị đắng của nước sẽ làm bệnh nặng thêm, nhưng hoàn toàn ngược lại. Cơn sốt dịu đi và ông tỉnh táo tìm được đường về nhà, chia sẻ câu chuyện loài cây quý chữa bệnh cho người dân địa phương.
Về sau, vào đầu những năm 1600, một nhà truyền giáo ở Nam Mỹ cũng dùng cây này để điều trị bệnh sốt rét cho người dân bản địa. Ngày nay, vỏ cây này được chiết xuất ra chất làm thuốc trị bệnh sốt rét và các loại nước giải khát.
3. Tia X – quang. Năm 1895, một nhà vật lý người Đức tên là Wilhelm Roentgen đang làm việc với một ống phóng điện tử chân không thì nhận thấy một hiện tượng lạ lùng: trên bàn làm việc bắn ra một tia huỳnh quang màu xanh lục mặc dù ông đã dùng mảnh vải đen bọc kín ống phóng điện.
Ông đưa tay chắn các tia, tuy nhiên khi đặt tay ở phía trước chắn ống kính, ông thấy xương của mình trong hình ảnh chiếu trên màn hình. Sau một thời gian dài thử nghiệm trên cơ thể bà vợ, ông đã đưa kỹ thuật này vào y học và được thông qua bởi các tổ chức y tế, cơ quan nghiên cứu.
4. Khóa dán. Năm 1941, sau khi kỹ sư người Thụy Sỹ George de Mestral đi bộ trong rừng về nhà, ông quan sát thấy vỏ quả gai dính vào áo. Điều này làm ông trăn trở về việc vì sao nó lại dính chặt đến thế.
Phải mất 8 năm cho nghiên cứu của mình, cuối cùng ông đã tạo ra dải băng đôi bằng sợi nilon, một nhám, một trơn, khi ép 2 dải lại sẽ dính chặt nhau, tạo sự liên kết mạnh mẽ khác thường. Nó trở nên nổi tiếng sau khi được thông qua bởi NASA, và ngày nay được sử dụng phổ biến trên đồ thể thao, áo khoác và nhiều hơn nữa.
5. Chất ngọt nhân tạo. Được phát hiện vào năm 1897 bởi Constantine Fahlberg, người làm công việc phân tích nhựa, than đá. Sau một ngày dài thí nghiệm, ông quên rửa tay trước khi ăn tối và vô tình đưa tay vào miệng, nhận thấy có chất ngọt. Ông vào phòng thí nghiệm, bắt đầu nếm các hợp chất và tìm thấy kết quả thử nghiệm các hợp chất axit phốt pho, clo và amonia gây ngọt.
Năm 1884, Fahlberg được cấp bằng
sáng chế và bắt đầu sản xuất hàng loạt các chất làm ngọt nhân tạo này. Năm 1907, bệnh nhân tiểu đường bắt đầu sử dụng nó để thay thế đường và nó nhanh chóng được dán nhãn là chất dành cho người ăn kiêng.
6. Máy điều hòa nhịp tim. Năm 1956, khi đang chế tạo thiết bị giúp điều chỉnh nhịp tim, nhà khoa học Wilson Greatbatch bỏ tay vào hộp điện trở để hoàn thành mạch, nhưng không đúng kích cỡ, ông rút tay ra. Bỗng nhiên, các mạch phát ra xung điện và ông bắt đầu liên tưởng đến thời gian của nhịp tim.
Ý nghĩ ấy trở lại vào năm 1958 khi ông đang làm một chiếc máy dao động đo nhịp tim động vật tại Đại học Cornell. Wilson lấy nhầm bóng bán dẫn lắp vào máy và nghe được tiếng dao động đều đặn quen thuộc của nhịp tim đập khi bật máy lên. Năm 1960, máy điều hòa nhịp lần đầu tiên được cấy ghép vào cơ thể người.
7. LSD. Là loại thuốc gây ảo giác được nhà hóa học người Thụy Sỹ Albert Hoffman chế tạo thành công. Khi đang tách một loại nấm trên cây lúa mì, ông cảm thấy bồn chồn chóng mặt. Ông về nhà nằm xuống thì thấy mình chìm vào cảm giác như đang uống một loại rượu khó giải thích được. Ông cảm thấy đầu óc mơ màng, xuất hiện những hình ảnh tuyệt vời hình dáng sặc sỡ.
5 năm sau đó, ông nghiên cứu và cho ra đời loại chất mới mang tên LSD với hy vọng chất này sẽ có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên lạm dụng chúng như ma túy và kết quả hiện giờ nó bị cấm ở tất cả các quốc gia.