1. Đà điểu (70 km/h). Đà điểu (Struthio camelus) là loài chim lớn nhất trên Trái đất và là loài chim nhanh nhất trên mặt đất mặc dù chúng không bay.Theo Sở thú San Diego, đà điểu sử dụng đôi chân dài và mạnh mẽ của mình để chạy tới 70 km/h trong thời gian ngắn. Đà điểu cao tới 2,7 mét và có thể chạy 3 - 5 m trong một sải chân. Những con chim khổng lồ này sử dụng sự nhanh nhạy của chúng để thoát khỏi nguy hiểm, bao gồm cả những kẻ săn mồi như sư tử.Đà điểu sống ở vùng đồng bằng và rừng cây bán khô cằn ở châu Phi, bao gồm các quốc gia như Mauritania và Senegal ở phía tây châu Phi; Somalia và Tanzania ở miền đông châu Phi; và Zimbabwe và Nam Phi ở miền nam Châu Phi, theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi.2. Linh dương sừng nhánh (97 km/h). Linh dương sừng nhánh (Antilocapra americana) là loài động vật có vú nhỏ, có móng ở Bắc Mỹ, có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 97 km/h. Điều này giúp nó trở thành loài động vật nhanh thứ hai trên cạn.Ngày nay, không có loài săn mồi nào có thể đạt tốc độ gần như vậy ở Bắc Mỹ. Linh dương sừng nhánh ở Wyoming có thể thực hiện các cuộc di cư có thể kéo dài 483 km để tìm kiếm thức ăn.3. Báo Gepa (112 km/h). Nếu có một Thế vận hội động vật, báo gêpa (Acinonyx jubatus) sẽ thống trị các cuộc đua chạy nước rút. Chúng là động vật trên cạn nhanh nhất và có khả năng chạy với tốc độ tối đa từ 96 đến 112 km/h.Một chú báo gêpa ở Vườn thú Cincinnati đã được ghi nhận khi chạy nước rút 100 mét trong 5,95 giây. Trong khi đó người chạy nhanh nhất từ trước đến nay, vận động viên Olympic Usain Bolt, giữ kỷ lục thế giới về chạy cùng quãng đường trong 9,58 giây.Báo gêpa sống ở phía bắc, đông và nam châu Phi, với một số lượng nhỏ ở Iran ở châu Á. Chúng có thân hình dài, mảnh mai và đôi chân khỏe giúp chúng đạt tốc độ tối đa để chúng có thể đuổi theo những con mồi tốc độ, chẳng hạn như linh dương.4. Cá heo Dall (54 km/h). Cá heo Dall (Phocoenoides dalli) bơi với tốc độ lên đến 54 km/h, theo Cơ quan Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDC). Hầu hết các loài cá heo đều nhút nhát và tránh tàu thuyền, nhưng những con cá heo Dall lại chủ động tìm để cưỡi sóng ở mũi thuyền.Sóng mũi thuyền được tạo ra ở phía trước của một chiếc thuyền và đẩy những con vật đang cưỡi sóng về phía trước, điều này có thể giúp chúng bơi nhanh hơn bình thường, theo Domenici.Cá heo Dall sống ở vùng nước lạnh giá của Bắc Thái Bình Dương. Cá voi sát thủ (Orcinus orca), dù thường được gọi là cá voi, nhưng thật chất lại là thành viên lớn nhất thuộc họ cá heo, cũng có thể đạt tốc độ 54 km/h khi cưỡi sóng trước mũi thuyền.5. Cá kiếm (36-100 km/h). Cá kiếm (Xiphias joyius) cũng là ứng cử viên cho danh hiệu động vật bơi nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể tới 100 km/h.Cá sử dụng phần đầu như cây kiếm và cơ thể lớn, thuôn dài để giảm lực cản và lướt đi trong nước.Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm, cá kiếm cũng tiết ra dầu từ những lỗ li ti trên đầu để tạo ra một lớp dầu bôi trơn có thể làm giảm lực cản và tăng hiệu quả bơi lội của chúng.6. Đại bàng vàng (322 km/h). Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) là một trong những loài chim lớn nhất ở Bắc Mỹ, với sải cánh dài hơn 220 cm.Chúng bay nhanh mặc dù có kích thước cơ thể lớn, tốc độ bay bình thường của là 45 đến 52 km/h, tốc độ tối đa của chúng đạt được là khi lao xuống với vận tốc lên tới 322 km/h.7. Dơi không đuôi Brazil (160 km/h). Động vật bay nhanh nhất được ghi nhận không phải là chim mà là động vật có vú. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Khoa học Hoàng gia đã cho thấy dơi không đuôi Brazil (Tadarida brasiliensis) bay với tốc độ 44,5 mét mỗi giây, hoặc 160 km/giờ.Nghiên cứu đã theo dõi những con dơi cái chỉ nặng khoảng 11 đến 12 gram bằng thiết bị bay khi chúng xuất phát từ một hang dơi ở bang Texas, Mỹ. Điều này giúp loài dơi này nhanh hơn bất kỳ loài chim hoặc dơi nào đã được ghi nhận trước đó, khi nói đến vận tốc bay ngang.Dơi không đuôi Brazil không chỉ được tìm thấy ở Brazil. Chúng sinh sống trải dài từ Argentina và Chile ở Nam Mỹ, qua Trung Mỹ và cả Hoa Kỳ. Những con dơi nhỏ bé có xu hướng cùng nhau ngủ với số lượng lớn tại một vài địa điểm, điều này khiến chúng dễ bị con người làm phiền và phá hủy môi trường sống.Mời quý độc giả xem video: Báo hoa mai hai lần cố leo lên cây nhưng đều bị đàn sư tử kéo tụt xuống đất. Nguồn: Youtube.
1. Đà điểu (70 km/h). Đà điểu (Struthio camelus) là loài chim lớn nhất trên Trái đất và là loài chim nhanh nhất trên mặt đất mặc dù chúng không bay.
Theo Sở thú San Diego, đà điểu sử dụng đôi chân dài và mạnh mẽ của mình để chạy tới 70 km/h trong thời gian ngắn. Đà điểu cao tới 2,7 mét và có thể chạy 3 - 5 m trong một sải chân. Những con chim khổng lồ này sử dụng sự nhanh nhạy của chúng để thoát khỏi nguy hiểm, bao gồm cả những kẻ săn mồi như sư tử.
Đà điểu sống ở vùng đồng bằng và rừng cây bán khô cằn ở châu Phi, bao gồm các quốc gia như Mauritania và Senegal ở phía tây châu Phi; Somalia và Tanzania ở miền đông châu Phi; và Zimbabwe và Nam Phi ở miền nam Châu Phi, theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi.
2. Linh dương sừng nhánh (97 km/h). Linh dương sừng nhánh (Antilocapra americana) là loài động vật có vú nhỏ, có móng ở Bắc Mỹ, có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 97 km/h. Điều này giúp nó trở thành loài động vật nhanh thứ hai trên cạn.
Ngày nay, không có loài săn mồi nào có thể đạt tốc độ gần như vậy ở Bắc Mỹ. Linh dương sừng nhánh ở Wyoming có thể thực hiện các cuộc di cư có thể kéo dài 483 km để tìm kiếm thức ăn.
3. Báo Gepa (112 km/h). Nếu có một Thế vận hội động vật, báo gêpa (Acinonyx jubatus) sẽ thống trị các cuộc đua chạy nước rút. Chúng là động vật trên cạn nhanh nhất và có khả năng chạy với tốc độ tối đa từ 96 đến 112 km/h.
Một chú báo gêpa ở Vườn thú Cincinnati đã được ghi nhận khi chạy nước rút 100 mét trong 5,95 giây. Trong khi đó người chạy nhanh nhất từ trước đến nay, vận động viên Olympic Usain Bolt, giữ kỷ lục thế giới về chạy cùng quãng đường trong 9,58 giây.
Báo gêpa sống ở phía bắc, đông và nam châu Phi, với một số lượng nhỏ ở Iran ở châu Á. Chúng có thân hình dài, mảnh mai và đôi chân khỏe giúp chúng đạt tốc độ tối đa để chúng có thể đuổi theo những con mồi tốc độ, chẳng hạn như linh dương.
4. Cá heo Dall (54 km/h). Cá heo Dall (Phocoenoides dalli) bơi với tốc độ lên đến 54 km/h, theo Cơ quan Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDC). Hầu hết các loài cá heo đều nhút nhát và tránh tàu thuyền, nhưng những con cá heo Dall lại chủ động tìm để cưỡi sóng ở mũi thuyền.
Sóng mũi thuyền được tạo ra ở phía trước của một chiếc thuyền và đẩy những con vật đang cưỡi sóng về phía trước, điều này có thể giúp chúng bơi nhanh hơn bình thường, theo Domenici.
Cá heo Dall sống ở vùng nước lạnh giá của Bắc Thái Bình Dương. Cá voi sát thủ (Orcinus orca), dù thường được gọi là cá voi, nhưng thật chất lại là thành viên lớn nhất thuộc họ cá heo, cũng có thể đạt tốc độ 54 km/h khi cưỡi sóng trước mũi thuyền.
5. Cá kiếm (36-100 km/h). Cá kiếm (Xiphias joyius) cũng là ứng cử viên cho danh hiệu động vật bơi nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể tới 100 km/h.
Cá sử dụng phần đầu như cây kiếm và cơ thể lớn, thuôn dài để giảm lực cản và lướt đi trong nước.
Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm, cá kiếm cũng tiết ra dầu từ những lỗ li ti trên đầu để tạo ra một lớp dầu bôi trơn có thể làm giảm lực cản và tăng hiệu quả bơi lội của chúng.
6. Đại bàng vàng (322 km/h). Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) là một trong những loài chim lớn nhất ở Bắc Mỹ, với sải cánh dài hơn 220 cm.
Chúng bay nhanh mặc dù có kích thước cơ thể lớn, tốc độ bay bình thường của là 45 đến 52 km/h, tốc độ tối đa của chúng đạt được là khi lao xuống với vận tốc lên tới 322 km/h.
7. Dơi không đuôi Brazil (160 km/h). Động vật bay nhanh nhất được ghi nhận không phải là chim mà là động vật có vú. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Khoa học Hoàng gia đã cho thấy dơi không đuôi Brazil (Tadarida brasiliensis) bay với tốc độ 44,5 mét mỗi giây, hoặc 160 km/giờ.
Nghiên cứu đã theo dõi những con dơi cái chỉ nặng khoảng 11 đến 12 gram bằng thiết bị bay khi chúng xuất phát từ một hang dơi ở bang Texas, Mỹ. Điều này giúp loài dơi này nhanh hơn bất kỳ loài chim hoặc dơi nào đã được ghi nhận trước đó, khi nói đến vận tốc bay ngang.
Dơi không đuôi Brazil không chỉ được tìm thấy ở Brazil. Chúng sinh sống trải dài từ Argentina và Chile ở Nam Mỹ, qua Trung Mỹ và cả Hoa Kỳ. Những con dơi nhỏ bé có xu hướng cùng nhau ngủ với số lượng lớn tại một vài địa điểm, điều này khiến chúng dễ bị con người làm phiền và phá hủy môi trường sống.
Mời quý độc giả xem video: Báo hoa mai hai lần cố leo lên cây nhưng đều bị đàn sư tử kéo tụt xuống đất. Nguồn: Youtube.