Chim Jacana mào đỏ (Comb-crested Jacanas) có tên khoa học là Irediparra gallinacea - một loài chim bản địa của nước Úc.Nhờ cấu tạo đôi chân của chúng gồm những ngón dài, cho phép phân bổ trọng lượng đều hơn khi giẫm lên các loài thực vật nổi trên nước.Khả năng trên cho phép loài chim dài 20 - 27 cm đi trên mặt nước trong môi trường đầm lầy.Thức ăn ưa thích của chim Jacana là những động vật không xương sống ở vùng nước ngọt như ấu trùng bướm đêm và hạt của các loài cây thủy sinh như hoa súng.Loài chim này vốn rất nhát, nên việc chụp ảnh chúng ngoài tự nhiên là tương đối khó.Những chiếc chân lộ ra là do chim Jacana đực ôm trọn 4 chim non vào trong cánh.Đây là một tập tính hình thành từ quá trình tiến hóa, bởi 80% tổ của chim Jacana sẽ bị mất sau khi trứng nở.Bởi vậy, chúng sẽ làm mọi thứ để bảo vệ con mỗi khi thấy có đe dọa. Một số báo cáo chỉ ra rằng loài chim này còn biết đổi chỗ giấu trứng khi cần, bằng cách nhét trứng dưới cằm.Năm 2000, nhà điểu học Terrence Mace phát hiện chim Jacana sống theo chế độ đa phu, có nghĩa chim cái ghép đôi cùng lúc với nhiều con đực, trung bình 2 - 3 con.Sau khi đẻ trứng vào chiếc tổ nổi trên nước, chim Jacana cái thường bay đi với bạn tình mới, bỏ lại trách nhiệm ấp trứng và chăm con cho chim đực.Chim trống cứ lẳng lặng nuôi con một mình mà không ai trợ giúp cả, và nó rất yêu thương đàn con của mình.Chim Jacana mào đỏ hiện đang được liệt vào danh sách lâm nguy tại khu vực New South Wales (Úc).Mời quý độc giả xem video: Tại sao hàng ngàn con chim sẻ châu Phi đồng loạt tấn công voi?
Chim Jacana mào đỏ (Comb-crested Jacanas) có tên khoa học là Irediparra gallinacea - một loài chim bản địa của nước Úc.
Nhờ cấu tạo đôi chân của chúng gồm những ngón dài, cho phép phân bổ trọng lượng đều hơn khi giẫm lên các loài thực vật nổi trên nước.
Khả năng trên cho phép loài chim dài 20 - 27 cm đi trên mặt nước trong môi trường đầm lầy.
Thức ăn ưa thích của chim Jacana là những động vật không xương sống ở vùng nước ngọt như ấu trùng bướm đêm và hạt của các loài cây thủy sinh như hoa súng.
Loài chim này vốn rất nhát, nên việc chụp ảnh chúng ngoài tự nhiên là tương đối khó.
Những chiếc chân lộ ra là do chim Jacana đực ôm trọn 4 chim non vào trong cánh.
Đây là một tập tính hình thành từ quá trình tiến hóa, bởi 80% tổ của chim Jacana sẽ bị mất sau khi trứng nở.
Bởi vậy, chúng sẽ làm mọi thứ để bảo vệ con mỗi khi thấy có đe dọa. Một số báo cáo chỉ ra rằng loài chim này còn biết đổi chỗ giấu trứng khi cần, bằng cách nhét trứng dưới cằm.
Năm 2000, nhà điểu học Terrence Mace phát hiện chim Jacana sống theo chế độ đa phu, có nghĩa chim cái ghép đôi cùng lúc với nhiều con đực, trung bình 2 - 3 con.
Sau khi đẻ trứng vào chiếc tổ nổi trên nước, chim Jacana cái thường bay đi với bạn tình mới, bỏ lại trách nhiệm ấp trứng và chăm con cho chim đực.
Chim trống cứ lẳng lặng nuôi con một mình mà không ai trợ giúp cả, và nó rất yêu thương đàn con của mình.
Chim Jacana mào đỏ hiện đang được liệt vào danh sách lâm nguy tại khu vực New South Wales (Úc).
Mời quý độc giả xem video: Tại sao hàng ngàn con chim sẻ châu Phi đồng loạt tấn công voi?