1. Nọc độc của rắn có lẽ là biểu tượng của nọc độc động vật nói chung, cả về sự nguy hiểm lẫn tác dụng trong y học. Một nghiên cứu đã chứng minh nọc rắn hổ mang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh viêm khớp.Trong nghiên cứu, những con chuột đực được gây bệnh viêm khớp và sau đó được tiêm nọc rắn hổ mang với những liều không gây nguy hiểm. Kết quả cho thấy các triệu chứng viêm khớp của số chuột thí nghiệm này được cải thiện đáng kể.2. Các nhà khoa học đã đưa nọc độc bọ cạp vào nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh ung thư. Chất độc trong nọc bọ cạp được cho là có thể thu nhỏ và làm chậm sự phát triển của các khối u.Một thành phần trong nọc độc loài bọ cạp vàng gọi là chlorotoxin (tuy có tên gọi là "độc tố diệp lục" nhưng nó thật ra không độc) giúp chữa trị ung thư não.3. Ong có nọc độc khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Tuy nhiên, nọc ong được chứng minh có lợi cho hệ miễn dịch khi được sử dụng đúng cách trong điều trị viêm khớp, bệnh Lyme, chàm, hen suyễn, khối u...4. Nhện cũng là một loài nguy hiểm, nhưng nọc độc của nó được chứng minh là có khả năng giảm đau, chống ung thư, loạn dưỡng cơ..., đặc biệt là loài nhện góa phụ đen.Một số thành phần trong nọc độc của nhện tarantula có thể được sử dụng như chất thay thế không gây nghiện cho thuốc giảm đau opioid, có lợi với những người phải dùng thuốc giảm đau mãn tính.5. Ốc nón là một trong những loài động vật độc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nó được cho là mạnh gấp hàng trăm lần so với morphin. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra phương thức tốt nhất để khai thác, bào chế và sử dụng trong y học.6. Dù có độc nhưng các nhà khoa học phát hiện loại hormone mạnh trong nọc độc của thằn lằn gila có thể kích thích sản xuất insulin. Đây là hợp chất cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.7. Một số nghiên cứu đã chứng minh nọc độc của dơi ma cà rồng chứa peptide điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ điều trị một số bệnh bao gồm suy tim, tăng huyết áp và bệnh thận.8. Việc bị sứa đốt khi đi biển đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nọc độc của sứa được chứng minh có đặc tính chống ung thư.Mặc dù việc sử dụng nọc độc của sứa để làm thuốc chưa được nghiên cứu nhiều như động vật khác, tuy nhiên các nhà khoa học đang dần quan tâm đến chúng nhiều hơn.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
1. Nọc độc của rắn có lẽ là biểu tượng của nọc độc động vật nói chung, cả về sự nguy hiểm lẫn tác dụng trong y học. Một nghiên cứu đã chứng minh nọc rắn hổ mang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh viêm khớp.
Trong nghiên cứu, những con chuột đực được gây bệnh viêm khớp và sau đó được tiêm nọc rắn hổ mang với những liều không gây nguy hiểm. Kết quả cho thấy các triệu chứng viêm khớp của số chuột thí nghiệm này được cải thiện đáng kể.
2. Các nhà khoa học đã đưa nọc độc bọ cạp vào nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh ung thư. Chất độc trong nọc bọ cạp được cho là có thể thu nhỏ và làm chậm sự phát triển của các khối u.
Một thành phần trong nọc độc loài bọ cạp vàng gọi là chlorotoxin (tuy có tên gọi là "độc tố diệp lục" nhưng nó thật ra không độc) giúp chữa trị ung thư não.
3. Ong có nọc độc khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Tuy nhiên, nọc ong được chứng minh có lợi cho hệ miễn dịch khi được sử dụng đúng cách trong điều trị viêm khớp, bệnh Lyme, chàm, hen suyễn, khối u...
4. Nhện cũng là một loài nguy hiểm, nhưng nọc độc của nó được chứng minh là có khả năng giảm đau, chống ung thư, loạn dưỡng cơ..., đặc biệt là loài nhện góa phụ đen.
Một số thành phần trong nọc độc của nhện tarantula có thể được sử dụng như chất thay thế không gây nghiện cho thuốc giảm đau opioid, có lợi với những người phải dùng thuốc giảm đau mãn tính.
5. Ốc nón là một trong những loài động vật độc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nó được cho là mạnh gấp hàng trăm lần so với morphin. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra phương thức tốt nhất để khai thác, bào chế và sử dụng trong y học.
6. Dù có độc nhưng các nhà khoa học phát hiện loại hormone mạnh trong nọc độc của thằn lằn gila có thể kích thích sản xuất insulin. Đây là hợp chất cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
7. Một số nghiên cứu đã chứng minh nọc độc của dơi ma cà rồng chứa peptide điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ điều trị một số bệnh bao gồm suy tim, tăng huyết áp và bệnh thận.
8. Việc bị sứa đốt khi đi biển đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nọc độc của sứa được chứng minh có đặc tính chống ung thư.
Mặc dù việc sử dụng nọc độc của sứa để làm thuốc chưa được nghiên cứu nhiều như động vật khác, tuy nhiên các nhà khoa học đang dần quan tâm đến chúng nhiều hơn.