Nhóm nghiên cứu từ Đại học Padua (Italy) đã tính toán xác suất xảy ra một đại dịch tương tự như hậu quả của COVID-19 là khoảng 2% trong một năm bất kỳ.Có nghĩa rằng, khả năng xảy ra đại dịch đối với một người sinh năm 2.000 cho đến nay là khoảng hơn 38% và khả năng đó đang tăng lên, thế giới có thể xảy ra một đại dịch tương tự trong vòng 59 năm tới.Nhóm nghiên cứu đã tính xác suất dựa trên phương pháp thống kê mới để xác định quy mô và tần suất bùng phát dịch bệnh, chưa tính đến yếu tố có các biện pháp tức thời ngăn chặn sự lây lan.Từ những đại dịch trong quá khứ như bệnh dịch hạch, đậu mùa, dịch tả, sốt phát ban và các virus cúm mới.. họ đã nhận thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ xuất hiện của chúng.Không những thế, họ cũng xác định được quy luật cho phép mô tả khả năng tái diễn các đại dịch có quy mô tương tự.Đối với đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại là dịch cúm Tây Ban Nha, đã cướp đi sinh mạng của hơn 30 triệu người vào năm 1918-1920, thì khả năng xảy ra đại dịch với quy mô tương tự dao động từ 0,3% đến 1,9%/năm trong một khoảng thời gian nhất định.Nói cách khác, một đại dịch với quy mô như vậy có thể lặp lại trong vòng 400 năm tới. Tuy nhiên, xác suất bùng phát các trận dịch bệnh như COVID-19 có khả năng tăng gấp 3 lần trong vài thập niên tới.Đại dịch là một dịch bệnh đã lan rộng ra khắp các biên giới quốc tế, có khả năng lây lan và cướp đi sinh mạng của con người. Trong suốt chiều dài lịch sử, đã có nhiều đại dịch như đậu mùa, bệnh lao,... Nhưng có lẽ đại dịch tàn khốc nhất chính là Cái chết đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 100 triệu người trong thế kỷ XIV.Khi nền văn minh của con người ngày càng phát triển thì cũng có ngày càng nhiều dịch bệnh xuất hiện. Việc một số lượng lớn người sống cùng nhau và gần với các loài động vật trong khi các yêu cầu về vệ sinh và dinh dưỡng không được đáp ứng chính là nguồn cơn khiến bệnh tật sinh sôi.Cùng với đó, khi mà ngày càng nhiều tuyến đường thông thương, buôn bán, trao đổi được mở ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đường lây nhiễm của bệnh tật ngày càng lan rộng, tạo nên những đại dịch toàn cầu.Tuy nhiên, sau khi trải qua các đại dịch, con người dần biết cách hạn chế sự lây lan và ngăn chặn dịch bệnh với sự ra đời của các biện pháp như cách ly, nghiên cứu y tế cộng đồng hay tìm ra vắc xin.Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus Corona chủng mới (virus SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Padua (Italy) đã tính toán xác suất xảy ra một đại dịch tương tự như hậu quả của COVID-19 là khoảng 2% trong một năm bất kỳ.
Có nghĩa rằng, khả năng xảy ra đại dịch đối với một người sinh năm 2.000 cho đến nay là khoảng hơn 38% và khả năng đó đang tăng lên, thế giới có thể xảy ra một đại dịch tương tự trong vòng 59 năm tới.
Nhóm nghiên cứu đã tính xác suất dựa trên phương pháp thống kê mới để xác định quy mô và tần suất bùng phát dịch bệnh, chưa tính đến yếu tố có các biện pháp tức thời ngăn chặn sự lây lan.
Từ những đại dịch trong quá khứ như bệnh dịch hạch, đậu mùa, dịch tả, sốt phát ban và các virus cúm mới.. họ đã nhận thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ xuất hiện của chúng.
Không những thế, họ cũng xác định được quy luật cho phép mô tả khả năng tái diễn các đại dịch có quy mô tương tự.
Đối với đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại là dịch cúm Tây Ban Nha, đã cướp đi sinh mạng của hơn 30 triệu người vào năm 1918-1920, thì khả năng xảy ra đại dịch với quy mô tương tự dao động từ 0,3% đến 1,9%/năm trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói cách khác, một đại dịch với quy mô như vậy có thể lặp lại trong vòng 400 năm tới. Tuy nhiên, xác suất bùng phát các trận dịch bệnh như COVID-19 có khả năng tăng gấp 3 lần trong vài thập niên tới.
Đại dịch là một dịch bệnh đã lan rộng ra khắp các biên giới quốc tế, có khả năng lây lan và cướp đi sinh mạng của con người. Trong suốt chiều dài lịch sử, đã có nhiều đại dịch như đậu mùa, bệnh lao,... Nhưng có lẽ đại dịch tàn khốc nhất chính là Cái chết đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 100 triệu người trong thế kỷ XIV.
Khi nền văn minh của con người ngày càng phát triển thì cũng có ngày càng nhiều dịch bệnh xuất hiện. Việc một số lượng lớn người sống cùng nhau và gần với các loài động vật trong khi các yêu cầu về vệ sinh và dinh dưỡng không được đáp ứng chính là nguồn cơn khiến bệnh tật sinh sôi.
Cùng với đó, khi mà ngày càng nhiều tuyến đường thông thương, buôn bán, trao đổi được mở ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đường lây nhiễm của bệnh tật ngày càng lan rộng, tạo nên những đại dịch toàn cầu.
Tuy nhiên, sau khi trải qua các đại dịch, con người dần biết cách hạn chế sự lây lan và ngăn chặn dịch bệnh với sự ra đời của các biện pháp như cách ly, nghiên cứu y tế cộng đồng hay tìm ra vắc xin.
Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus Corona chủng mới (virus SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu.