Ngày 27/10/2021, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận 5 cá thể cầy quý hiếm từ Hạt Kiểm lâm Hương Sơn. Trong đó có 2 cá thể cầy vòi hương (tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus), 3 cá thể cầy vòi mốc (tên khoa học Paguma larvata).Sau khi kiểm tra các cá thể cầy này đã đủ điều kiện đảm bảo cần thiết nên Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiến hành thả về rừng. Sau khi thả về tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn khi chúng trở lại môi trường sống cũ.Được biết, cả cầy vòi hương và cầy vòi mốc đều là những loài động vật hoang dã thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.Mặt cầy voi mốc xám đen có các đốm trắng bên má và bên mắt. Bốn vó chân đen, bụng xám, Đuôi dài, phần mặt trên gốc đuôi đen điểm vàng nhạt, mặt dưới vàng đất. Phần ngoài đuôi đen.Chúng chủ yếu sống ở rừng thường xanh, nhiều kiểu rừng tàn phá còn sót lại hoặc những khu vực đất trồng cây ăn trái. Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ. Thường đi đơn. Số lượng cầy vòi hương không còn nhiều do phá rừng làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên.Cầy vòi mốc có tên khoa học là Paguma larvata. Không giống như các loài cầy khác, cầy vòi mốc có màu nâu vàng hoặc xám, không có các đốm và sọc trên cơ thể, chỉ có một sọc trắng kéo dài từ trán xuống mũi.Đây là loài sống chủ yếu ở rừng, đặc biệt là rừng gỗ có nhiều cây và dây leo có nhiều quả ăn được. Làm tổ trong gốc cây. Sống đơn, hoạt động kiếm ăn đêm (từ chập tối đến nửa đêm).Cầy vòi mốc leo trèo giỏi, có thể nhảy từ cành này sang cành khác ở cự ly 2m hoặc nhảy từ trên cao 6 - 7m xuống đất chính xác. Tính bạo dạn, ít phát ra tiếng động khi kiếm ăn.Cầy vòi mốc ăn chủ yếu là quả cây rừng trong họ dâu tằm, bồ hòn, trám, thầu dầu, sến. Vào các tháng hiếm quả cây rừng, vòi mốc còn ăn cả côn trùng, cánh cứng, nhái, chuột.Mùa sinh sản của cầy vòi mốc vào tháng 3 đến tháng 4, mang thai 1,5 đến 2 tháng, đẻ vào tháng 5 - 6. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Cầy mẹ làm tổ đẻ cẩn thận trong các hốc cây. Con đẻ ra yếu, chưa mở mắt.Hiện nay số lượng cầy vòi mốc trong tự nhiên không còn nhiều do điều kiện rừng nước ta đang bị suy thoái, dẫn đến mất nơi sống của chúng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Ngày 27/10/2021, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận 5 cá thể cầy quý hiếm từ Hạt Kiểm lâm Hương Sơn. Trong đó có 2 cá thể cầy vòi hương (tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus), 3 cá thể cầy vòi mốc (tên khoa học Paguma larvata).
Sau khi kiểm tra các cá thể cầy này đã đủ điều kiện đảm bảo cần thiết nên Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiến hành thả về rừng. Sau khi thả về tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn khi chúng trở lại môi trường sống cũ.
Được biết, cả cầy vòi hương và cầy vòi mốc đều là những loài động vật hoang dã thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.
Mặt cầy voi mốc xám đen có các đốm trắng bên má và bên mắt. Bốn vó chân đen, bụng xám, Đuôi dài, phần mặt trên gốc đuôi đen điểm vàng nhạt, mặt dưới vàng đất. Phần ngoài đuôi đen.
Chúng chủ yếu sống ở rừng thường xanh, nhiều kiểu rừng tàn phá còn sót lại hoặc những khu vực đất trồng cây ăn trái. Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ. Thường đi đơn. Số lượng cầy vòi hương không còn nhiều do phá rừng làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên.
Cầy vòi mốc có tên khoa học là Paguma larvata. Không giống như các loài cầy khác, cầy vòi mốc có màu nâu vàng hoặc xám, không có các đốm và sọc trên cơ thể, chỉ có một sọc trắng kéo dài từ trán xuống mũi.
Đây là loài sống chủ yếu ở rừng, đặc biệt là rừng gỗ có nhiều cây và dây leo có nhiều quả ăn được. Làm tổ trong gốc cây. Sống đơn, hoạt động kiếm ăn đêm (từ chập tối đến nửa đêm).
Cầy vòi mốc leo trèo giỏi, có thể nhảy từ cành này sang cành khác ở cự ly 2m hoặc nhảy từ trên cao 6 - 7m xuống đất chính xác. Tính bạo dạn, ít phát ra tiếng động khi kiếm ăn.
Cầy vòi mốc ăn chủ yếu là quả cây rừng trong họ dâu tằm, bồ hòn, trám, thầu dầu, sến. Vào các tháng hiếm quả cây rừng, vòi mốc còn ăn cả côn trùng, cánh cứng, nhái, chuột.
Mùa sinh sản của cầy vòi mốc vào tháng 3 đến tháng 4, mang thai 1,5 đến 2 tháng, đẻ vào tháng 5 - 6. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Cầy mẹ làm tổ đẻ cẩn thận trong các hốc cây. Con đẻ ra yếu, chưa mở mắt.
Hiện nay số lượng cầy vòi mốc trong tự nhiên không còn nhiều do điều kiện rừng nước ta đang bị suy thoái, dẫn đến mất nơi sống của chúng.