Vào năm 2008, Iran đã công bố một bức ảnh xác nhận vụ phóng tên lửa thành công, tuy nhiên, rõ ràng đã có sự cố xảy ra khi một trong những quả tên lửa không được phóng. Iran đã phải nhờ vào công nghệ Photoshop để che giấu sự việc này. (Quả tên lửa thứ 2 từ bên phải sang đã được can thiệp bằng công nghệ Photoshop).Một bức ảnh được Nhà Trắng công bố vào ngày 1/5/2011. Trong ảnh gồm có Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Hillary Clinton và ông Joe Biden đang theo dõi diễn biến của cuộc tìm kiếm trùm khủng bố Osama bin Laden. Theo đó, văn phòng báo chí Nhà Trắng đã chú ý đến một tài liệu bí mật trên bàn, phía trước mặt bà Clinton và họ đã nhờ Photoshop chỉnh sửa một cách “thô thiển”.Bức ảnh nổi tiếng vào năm 2001 được cho là “Bức ảnh của năm” theo National Geographic bình chọn. Tuy nhiên, nó đã được phát hiện là ảnh ghép từ bức ảnh trực thăng UH-60 Black Hawk do Lance Cheung chụp cho Không quân Hoa Kỳ, và bức ảnh về một con cá mập được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Nam Phi Charles Maxwell. Thậm chí, bức ảnh ghép nổi tiếng này có hẳn một trang Wikipedia riêng với tên Helicopter Shark.Bức ảnh của lãnh tụ tối cao Triều Tiên Kim Jong-il và các sĩ quan quân đội được chụp vào năm 2008 được cho là một sản phẩm của công nghệ Photoshop. Báo giới đã phát hiện ra cái bóng từ đôi chân của những người lính và đối chiếu với cái bóng đôi chân của ông Kim Jong-il. Dường như ông Kim Jong-il đã không có mặt trong bức ảnh này.Năm 2010, một bức ảnh xuất hiện trên truyền thông Ai Cập với hình ảnh Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak là người đi đầu tiên trong số các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, sau đó không lâu bản gốc của bức ảnh đã được tiết lộ. Cụ thể, ông Barack Obama là người đi đầu tiên, còn ông Mubarak ở phía cuối cùng bên trái. Truyền thông Ai Cập sau sự cố “Photoshop lộ liễu” này đã bị trỉ trích nặng nề.
Vào năm 2008, Iran đã công bố một bức ảnh xác nhận vụ phóng tên lửa thành công, tuy nhiên, rõ ràng đã có sự cố xảy ra khi một trong những quả tên lửa không được phóng. Iran đã phải nhờ vào công nghệ Photoshop để che giấu sự việc này. (Quả tên lửa thứ 2 từ bên phải sang đã được can thiệp bằng công nghệ Photoshop).
Một bức ảnh được Nhà Trắng công bố vào ngày 1/5/2011. Trong ảnh gồm có Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Hillary Clinton và ông Joe Biden đang theo dõi diễn biến của cuộc tìm kiếm trùm khủng bố Osama bin Laden. Theo đó, văn phòng báo chí Nhà Trắng đã chú ý đến một tài liệu bí mật trên bàn, phía trước mặt bà Clinton và họ đã nhờ Photoshop chỉnh sửa một cách “thô thiển”.
Bức ảnh nổi tiếng vào năm 2001 được cho là “Bức ảnh của năm” theo National Geographic bình chọn. Tuy nhiên, nó đã được phát hiện là ảnh ghép từ bức ảnh trực thăng UH-60 Black Hawk do Lance Cheung chụp cho Không quân Hoa Kỳ, và bức ảnh về một con cá mập được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Nam Phi Charles Maxwell. Thậm chí, bức ảnh ghép nổi tiếng này có hẳn một trang Wikipedia riêng với tên Helicopter Shark.
Bức ảnh của lãnh tụ tối cao Triều Tiên Kim Jong-il và các sĩ quan quân đội được chụp vào năm 2008 được cho là một sản phẩm của công nghệ Photoshop. Báo giới đã phát hiện ra cái bóng từ đôi chân của những người lính và đối chiếu với cái bóng đôi chân của ông Kim Jong-il. Dường như ông Kim Jong-il đã không có mặt trong bức ảnh này.
Năm 2010, một bức ảnh xuất hiện trên truyền thông Ai Cập với hình ảnh Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak là người đi đầu tiên trong số các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, sau đó không lâu bản gốc của bức ảnh đã được tiết lộ. Cụ thể, ông Barack Obama là người đi đầu tiên, còn ông Mubarak ở phía cuối cùng bên trái. Truyền thông Ai Cập sau sự cố “Photoshop lộ liễu” này đã bị trỉ trích nặng nề.