Ở tranh Hàng Trống - dòng tranh dân gian nổi tiếng của Hà Nội - hình tượng của Ngũ Hổ được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con hổ một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió…Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”.Bằng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, qua ngũ hổ, các nghệ nhân muốn phản ánh những thông điệp huyền bí mang tín ngưỡng dân gian.Cụ thể, từ ánh mắt, hướng quay mặt, từ cách đặt chân của 5 con hổ trong tranh đều mang những thông điệp theo thuyết ngũ hành.Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen.Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc tạo màu trong tranh thờ ngũ hổ, với việc để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả.Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời có 7 chấm là hình tượng của chòm đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”.Hai bên có 5 thanh kiếm, 5 lá cờ lệnh, thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất.Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng.Nhìn 5 “ông Ba mươi” trong tranh ngũ hổ, người xưa sẽ nghĩ đến đến một lá bùa trấn tà ma. Việc treo tranh ngũ hổ trong nhà vào dịp Tết sẽ đem lại cảm giác về hiện sự xum vầy, đầy đủ, và an lòng vì được chở che...Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Ở tranh Hàng Trống - dòng tranh dân gian nổi tiếng của Hà Nội - hình tượng của Ngũ Hổ được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con hổ một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió…
Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”.
Bằng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, qua ngũ hổ, các nghệ nhân muốn phản ánh những thông điệp huyền bí mang tín ngưỡng dân gian.
Cụ thể, từ ánh mắt, hướng quay mặt, từ cách đặt chân của 5 con hổ trong tranh đều mang những thông điệp theo thuyết ngũ hành.
Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen.
Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc tạo màu trong tranh thờ ngũ hổ, với việc để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả.
Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời có 7 chấm là hình tượng của chòm đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”.
Hai bên có 5 thanh kiếm, 5 lá cờ lệnh, thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất.
Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng.
Nhìn 5 “ông Ba mươi” trong tranh ngũ hổ, người xưa sẽ nghĩ đến đến một lá bùa trấn tà ma. Việc treo tranh ngũ hổ trong nhà vào dịp Tết sẽ đem lại cảm giác về hiện sự xum vầy, đầy đủ, và an lòng vì được chở che...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.