Trong trái tim của hàng triệu người Việt Nam, sự hi sinh của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cô đọng cho tinh thần Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang của người phụ nữ Việt trong thời chiến. Ảnh: Tượng đài Chiến thắng ở Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Ngã ba Đồng Lộc là một nút giao thông trọng yếu trên đường Trường Sơn. Ngã ba này có tổng diện tích 50ha, nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác. Ảnh: Nút giao thông Ngã ba Đồng Lộc nhìn từ trên cao.Khu vực ngã ba Đồng Lộc có hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Ảnh: Đài tưởng niệm ở điểm nút giao thông Ngã ba Đồng Lộc.Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua Ngã ba Đồng Lộc. Vì vậy, ngã ba Đồng Lộc được coi như yết hầu, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam.Là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại, người Mỹ luôn nỗ lực ném những trận bom huỷ diệt xuống Ngã ba Đồng Lộc nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Ảnh: Tháp chuông Đồng Lộc.Vào mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Ảnh: Trên đỉnh tháp chuông.Chiều ngày 24/7/1968, các cô được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Ảnh: Phương tiện cơ giới và vũ khí từng được lực lượng Thanh niên Xung phong sử dụng tại Ngã ba Đồng Lộc.Nhận nhiệm vụ xong, 10 cô gái đến hiện trường gấp rút triển khai công việc. Với trọng trách to lớn được gửi gắm trên từng chiếc xe qua, họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa gọi nhau. Ảnh: Cụm tượng 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại nhanh chóng trở lại làm việc. Ảnh: Một chiếc máy bay ném bom tầm thấp AD-6 từng được Mỹ sử dụng để oanh tạc đường Trường Sơn.Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Ảnh: Mô hình máy bay Mỹ được ghép bằng những quả bom Mỹ còn sót lại ở Đồng Lộc.Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau lao đến gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng chạy ra gọi tên từng người. Ảnh: Hố bom ở Ngã ba Đồng Lộc.Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người.Căn hầm đã bị sụp đổ, khiến cả 10 cô gái hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn còn chưa lập gia đình... Ảnh: Khu mộ 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.Đó là các cô: 1. Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần - 22 tuổi. 2. Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc - 21 tuổi. 3. Võ Thị Hợi - 20 tuổi. 4. Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi. 5. Dương Thị Xuân - 19 tuổi. 6. Trần Thị Rạng - 19 tuổi. 7. Hà Thị Xanh - 18 tuổi. 8. Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi. 9. Võ Thị Hạ - 19 tuổi. 10. Trần Thị Hường - 17 tuổi. Ảnh: Bia mộ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần.Tên tuổi của các cô sẽ đời đời được khắc ghi vào lịch sử của dân tộc. Ảnh: Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ Thanh niên Xung phong toàn quốc ở Ngã ba Đồng Lộc.
Trong trái tim của hàng triệu người Việt Nam, sự hi sinh của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cô đọng cho tinh thần Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang của người phụ nữ Việt trong thời chiến. Ảnh: Tượng đài Chiến thắng ở Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Ngã ba Đồng Lộc là một nút giao thông trọng yếu trên đường Trường Sơn. Ngã ba này có tổng diện tích 50ha, nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác. Ảnh: Nút giao thông Ngã ba Đồng Lộc nhìn từ trên cao.
Khu vực ngã ba Đồng Lộc có hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Ảnh: Đài tưởng niệm ở điểm nút giao thông Ngã ba Đồng Lộc.
Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua Ngã ba Đồng Lộc. Vì vậy, ngã ba Đồng Lộc được coi như yết hầu, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam.
Là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại, người Mỹ luôn nỗ lực ném những trận bom huỷ diệt xuống Ngã ba Đồng Lộc nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Ảnh: Tháp chuông Đồng Lộc.
Vào mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Ảnh: Trên đỉnh tháp chuông.
Chiều ngày 24/7/1968, các cô được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Ảnh: Phương tiện cơ giới và vũ khí từng được lực lượng Thanh niên Xung phong sử dụng tại Ngã ba Đồng Lộc.
Nhận nhiệm vụ xong, 10 cô gái đến hiện trường gấp rút triển khai công việc. Với trọng trách to lớn được gửi gắm trên từng chiếc xe qua, họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa gọi nhau. Ảnh: Cụm tượng 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.
Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại nhanh chóng trở lại làm việc. Ảnh: Một chiếc máy bay ném bom tầm thấp AD-6 từng được Mỹ sử dụng để oanh tạc đường Trường Sơn.
Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Ảnh: Mô hình máy bay Mỹ được ghép bằng những quả bom Mỹ còn sót lại ở Đồng Lộc.
Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau lao đến gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng chạy ra gọi tên từng người. Ảnh: Hố bom ở Ngã ba Đồng Lộc.
Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người.
Căn hầm đã bị sụp đổ, khiến cả 10 cô gái hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn còn chưa lập gia đình... Ảnh: Khu mộ 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.
Đó là các cô: 1. Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần - 22 tuổi. 2. Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc - 21 tuổi. 3. Võ Thị Hợi - 20 tuổi. 4. Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi. 5. Dương Thị Xuân - 19 tuổi. 6. Trần Thị Rạng - 19 tuổi. 7. Hà Thị Xanh - 18 tuổi. 8. Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi. 9. Võ Thị Hạ - 19 tuổi. 10. Trần Thị Hường - 17 tuổi. Ảnh: Bia mộ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần.
Tên tuổi của các cô sẽ đời đời được khắc ghi vào lịch sử của dân tộc. Ảnh: Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ Thanh niên Xung phong toàn quốc ở Ngã ba Đồng Lộc.