Vào chiều tối ngày 29/10, thảm kịch giẫm đạp xảy ra tại quận Itaewon, Seoul, Hàn Quốc khiến ít nhất 154 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong bối cảnh hàng chục ngàn người đổ về đây để tham dự lễ hội Halloween. Sau khi xảy ra thảm kịch ở Itaewon, một số chuyên gia đã đưa ra nhận định về vụ việc đau lòng này.Trong đó, chuyên gia về an toàn đám đông và là giáo sư thỉnh giảng về khoa học đám đông tại Đại học Suffolk ở Anh, ông G. Keith Still cho biết thảm kịch xảy ra ở Itaewon có thể được mô tả như "crowd crush" (đám đông chèn ép nhau) hoặc "surge" (đám đông di chuyển nhanh, đột ngột) nhưng không phải là một vụ giẫm đạp (stampede).Theo lý giải của chuyên gia Still, "crowd crush" hay "surge" xảy ra khi mọi người tập trung lại với nhau trong một không gian hạn chế và có những chuyển động như xô đẩy khiến đám đông ngã nhào. Từ đây, ông Still nhận định sự việc xảy ra tối 29/10 là "hiệu ứng domino".Tiếp đến, chuyên gia Still giải thích giẫm đạp dùng để chỉ tình huống mọi người có không gian để di chuyển, thậm chí là chạy. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở Itaewon."Cả đám đông đều ngã xuống. Nếu ở trong một không gian hạn chế, thì mọi người sẽ không thể đứng dậy được nữa", chuyên gia Still nói thêm.Khi một người xã xuống thì những người gần đó cũng ngã theo giống như những quân cờ domino. Nhiều người la hét, kêu cứu và cố gắng đứng dậy nhưng không thể. Theo đó, các nạn nhân dân cảm thấy khó thở.Ông Still cho rằng, trong khoảnh khắc hỗn loạn đó, áp lực từ nhiều phía khiến đám đông ở Itaewon càng trở nên hỗn loạn. Việc có lượng lớn người ngã đè lên nhau khiến các nạn nhân rơi vào tình trạng hoảng sợ, thiếu oxy rồi rơi vào bất tỉnh trước khi ngạt thở và tử vong.Các chuyên gia trước đó cũng thực hiện nhiều nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các vụ hỗn loạn chính là ngạt thở.Nhiều vụ việc tương tự thảm kịch ở Itaewon đã được ghi nhận xảy ra ở một số nước trên thế giới. Trong số này, vụ việc gần nhất là vụ hỗn loạn xảy ra tại sân vận động ở Indonesia khi hàng nghìn người hâm mộ tức giận đã xông vào sân bóng vào tối ngày 1/10.Cảnh sát đã phải bắn hơi cay để kiểm soát đám đông. Sau đó, tình trạng hỗn loạn xảy ra khiến mọi người giẫm đạp lên nhau khiến 130 người thiệt mạng. Trong số này, nhiều trường hợp tử vong vì bị ngạt thở thay vì bị các chấn thương nặng trên cơ thể.Mời độc giả xem video: Giẫm đạp làm hàng chục người thiệt mạng tại Israel. Nguồn: THĐT1.
Vào chiều tối ngày 29/10, thảm kịch giẫm đạp xảy ra tại quận Itaewon, Seoul, Hàn Quốc khiến ít nhất 154 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong bối cảnh hàng chục ngàn người đổ về đây để tham dự lễ hội Halloween. Sau khi xảy ra thảm kịch ở Itaewon, một số chuyên gia đã đưa ra nhận định về vụ việc đau lòng này.
Trong đó, chuyên gia về an toàn đám đông và là giáo sư thỉnh giảng về khoa học đám đông tại Đại học Suffolk ở Anh, ông G. Keith Still cho biết thảm kịch xảy ra ở Itaewon có thể được mô tả như "crowd crush" (đám đông chèn ép nhau) hoặc "surge" (đám đông di chuyển nhanh, đột ngột) nhưng không phải là một vụ giẫm đạp (stampede).
Theo lý giải của chuyên gia Still, "crowd crush" hay "surge" xảy ra khi mọi người tập trung lại với nhau trong một không gian hạn chế và có những chuyển động như xô đẩy khiến đám đông ngã nhào. Từ đây, ông Still nhận định sự việc xảy ra tối 29/10 là "hiệu ứng domino".
Tiếp đến, chuyên gia Still giải thích giẫm đạp dùng để chỉ tình huống mọi người có không gian để di chuyển, thậm chí là chạy. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở Itaewon.
"Cả đám đông đều ngã xuống. Nếu ở trong một không gian hạn chế, thì mọi người sẽ không thể đứng dậy được nữa", chuyên gia Still nói thêm.
Khi một người xã xuống thì những người gần đó cũng ngã theo giống như những quân cờ domino. Nhiều người la hét, kêu cứu và cố gắng đứng dậy nhưng không thể. Theo đó, các nạn nhân dân cảm thấy khó thở.
Ông Still cho rằng, trong khoảnh khắc hỗn loạn đó, áp lực từ nhiều phía khiến đám đông ở Itaewon càng trở nên hỗn loạn. Việc có lượng lớn người ngã đè lên nhau khiến các nạn nhân rơi vào tình trạng hoảng sợ, thiếu oxy rồi rơi vào bất tỉnh trước khi ngạt thở và tử vong.
Các chuyên gia trước đó cũng thực hiện nhiều nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các vụ hỗn loạn chính là ngạt thở.
Nhiều vụ việc tương tự thảm kịch ở Itaewon đã được ghi nhận xảy ra ở một số nước trên thế giới. Trong số này, vụ việc gần nhất là vụ hỗn loạn xảy ra tại sân vận động ở Indonesia khi hàng nghìn người hâm mộ tức giận đã xông vào sân bóng vào tối ngày 1/10.
Cảnh sát đã phải bắn hơi cay để kiểm soát đám đông. Sau đó, tình trạng hỗn loạn xảy ra khiến mọi người giẫm đạp lên nhau khiến 130 người thiệt mạng. Trong số này, nhiều trường hợp tử vong vì bị ngạt thở thay vì bị các chấn thương nặng trên cơ thể.
Mời độc giả xem video: Giẫm đạp làm hàng chục người thiệt mạng tại Israel. Nguồn: THĐT1.