Thái tử Lý Tụng là con trai trưởng của Đường Đức Tông Lý Quát. Ngay sau khi Đường Đức Tông lên ngôi hoàng đế đã sắc phong cho Lý Tụng làm thái tử. Khi đó, người thừa kế ngai vàng của Lý Quát - Lý Tụng mới 19 tuổi.Là người thông minh, khiêm tốn, hiền lành, thái tử Lý Tụng được văn võ bá quan trong triều kính trọng, nể phục. Nhiều người cứ ngỡ ông sẽ thuận lợi đăng cơ lên ngôi vua và mở ra thời kỳ thịnh vượng cho nhà Đường. Thế nhưng, cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố lớn.Trong số này, thái tử Lý Tụng đã trải qua "Sự biến Phụng Thiên". Cụ thể, sau khi lên ngôi vua, Đường Đức Tông bộc lộ tham vọng muốn đưa nhà Đường trở lại thời kỳ hưng thịnh như xưa nên tiến hành các cuộc chiến tranh, tiêu diệt các chư hầu. Ban đầu, mọi việc diễn ra khá suôn sẻ, nhiều chư hầu đầu hàng, quy thuận triều đình.Thế nhưng, về sau, một số chư hầu mạnh đã vùng lên đấu tranh để giữ lấy quyền lực của mình. Trong số này, một số chư hầu vốn trung thành với Đường Đức Tông thực hiện các cuộc nổi dậy khiến ông hoàng này không thể khống chế tình hình.Trong tình huống nguy hiểm, Đường Đức Tông phải tháo chạy tới Phụng Thiên. Khi vận mệnh quốc gia gặp "sóng gió", thái tử Lý Tụng đã dẫn quân chiến đấu, dẹp nội loạn. Sau gần 2 tháng, hòa bình lập lại với công lớn thuộc về thái tử Lý Tụng.Sau sự kiện này, thái tử Lý Tụng càng được vua cha và bá quan văn võ tin tưởng sẽ trở thành minh quân trong tương lai. Tuy nhiên, mẹ vợ của Lý Tụng vướng vào những lời đồn về việc thực hiện tà pháp. Điều này ảnh hưởng tới hình ảnh và địa vị của thái tử Lý Tụng.Hoàng đế Lý Quát cũng nghi ngờ, đề phòng con trai vì sợ mẹ vợ của Lý Tụng dùng tà pháp ám hại. Do đó, Lý Tụng từng bị giam cầm một thời gian.Vào mùa Đông năm 804, Lý Tụng đột ngột lâm bệnh nặng dẫn tới liệt nửa người và không thể nói chuyện. Tháng 2 năm 805, Đường Đức Tông băng hà. Theo chiếu chỉ truyền ngôi, thái tử Lý Tụng kế thừa ngai báu và trở thành hoàng đế thứ 13 của nhà Đường. Ông lên ngôi vua sau 27 năm làm thái tử.Dù bị liệt nửa người và không thể nói chuyện nhưng hoàng đế Lý Tụng vẫn nỗ lực xử lý chính sự với sự giúp đỡ của các đại thần tâm phúc. Trong số này, ông muốn chấn chỉnh việc thái giám lộng quyền, can dự triều chính. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ông đều thất bại.8 tháng sau khi đăng cơ, Lý Tụng được cho là bị các thái giám dùng quyền lực ép thoái vị, nhường ngôi cho con trai là thái tử Lý Thuần. Một năm sau, Lý Tụng qua đời vì bạo bệnh. Một số người nghi ngờ ông hoàng này có thể bị ám hại thay vì chết vì bệnh tật. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Thái tử Lý Tụng là con trai trưởng của Đường Đức Tông Lý Quát. Ngay sau khi Đường Đức Tông lên ngôi hoàng đế đã sắc phong cho Lý Tụng làm thái tử. Khi đó, người thừa kế ngai vàng của Lý Quát - Lý Tụng mới 19 tuổi.
Là người thông minh, khiêm tốn, hiền lành, thái tử Lý Tụng được văn võ bá quan trong triều kính trọng, nể phục. Nhiều người cứ ngỡ ông sẽ thuận lợi đăng cơ lên ngôi vua và mở ra thời kỳ thịnh vượng cho nhà Đường. Thế nhưng, cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố lớn.
Trong số này, thái tử Lý Tụng đã trải qua "Sự biến Phụng Thiên". Cụ thể, sau khi lên ngôi vua, Đường Đức Tông bộc lộ tham vọng muốn đưa nhà Đường trở lại thời kỳ hưng thịnh như xưa nên tiến hành các cuộc chiến tranh, tiêu diệt các chư hầu. Ban đầu, mọi việc diễn ra khá suôn sẻ, nhiều chư hầu đầu hàng, quy thuận triều đình.
Thế nhưng, về sau, một số chư hầu mạnh đã vùng lên đấu tranh để giữ lấy quyền lực của mình. Trong số này, một số chư hầu vốn trung thành với Đường Đức Tông thực hiện các cuộc nổi dậy khiến ông hoàng này không thể khống chế tình hình.
Trong tình huống nguy hiểm, Đường Đức Tông phải tháo chạy tới Phụng Thiên. Khi vận mệnh quốc gia gặp "sóng gió", thái tử Lý Tụng đã dẫn quân chiến đấu, dẹp nội loạn. Sau gần 2 tháng, hòa bình lập lại với công lớn thuộc về thái tử Lý Tụng.
Sau sự kiện này, thái tử Lý Tụng càng được vua cha và bá quan văn võ tin tưởng sẽ trở thành minh quân trong tương lai. Tuy nhiên, mẹ vợ của Lý Tụng vướng vào những lời đồn về việc thực hiện tà pháp. Điều này ảnh hưởng tới hình ảnh và địa vị của thái tử Lý Tụng.
Hoàng đế Lý Quát cũng nghi ngờ, đề phòng con trai vì sợ mẹ vợ của Lý Tụng dùng tà pháp ám hại. Do đó, Lý Tụng từng bị giam cầm một thời gian.
Vào mùa Đông năm 804, Lý Tụng đột ngột lâm bệnh nặng dẫn tới liệt nửa người và không thể nói chuyện. Tháng 2 năm 805, Đường Đức Tông băng hà. Theo chiếu chỉ truyền ngôi, thái tử Lý Tụng kế thừa ngai báu và trở thành hoàng đế thứ 13 của nhà Đường. Ông lên ngôi vua sau 27 năm làm thái tử.
Dù bị liệt nửa người và không thể nói chuyện nhưng hoàng đế Lý Tụng vẫn nỗ lực xử lý chính sự với sự giúp đỡ của các đại thần tâm phúc. Trong số này, ông muốn chấn chỉnh việc thái giám lộng quyền, can dự triều chính. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ông đều thất bại.
8 tháng sau khi đăng cơ, Lý Tụng được cho là bị các thái giám dùng quyền lực ép thoái vị, nhường ngôi cho con trai là thái tử Lý Thuần. Một năm sau, Lý Tụng qua đời vì bạo bệnh. Một số người nghi ngờ ông hoàng này có thể bị ám hại thay vì chết vì bệnh tật. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.