Tào Tháo là một nhân vật lớn thời Tam quốc. Ông là người đứng đầu tập đoàn chính trị Tào Ngụy, tạo thế chân vạc với 2 đối thủ mạnh thời Tam quốc là Thục Hán do Lưu Bị đứng đầu và Đông Ngô do Tôn Quyền làm chủ.Do vậy, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thành trì, lãnh thổ... cũng như ra sức chiêu mộ nhân tài.Trong số 3 vị quân chủ của 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất thời đó, Tào Tháo được đánh giá là có lợi thế hơn khi có thể thống nhất vùng đất phương Bắc một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn.Để làm được điều này, Tào Tháo có một "át chủ bài" là đội kỵ binh tinh nhuệ có tên "Hổ Báo kỵ". Tên gọi của đội kỵ binh này xuất phát từ việc các thành viên đều chiến đấu dũng mãnh như hổ, báo khi giao chiến với kẻ thù.Lực lượng Hổ Báo kỵ do Tào Thuần thống lĩnh. Đây là lực lượng tinh nhuệ của nhà Tào Ngụy. Các thành viên được lựa trọn đều là những người sở hữu sức mạnh phi thường, dũng mãnh, thuần thục cưỡi ngựa, bắn cung và giỏi chiến đấu.Thêm nữa, tất cả đều tuyệt đối trung thành với Tào Tháo. Dù gặp phải kẻ địch mạnh đến đâu thì các thành viên Hổ Báo kỵ luôn nghe theo sự sắp xếp của Tào Tháo.Tào Tháo dốc sức bồi dưỡng đội kỵ binh tinh nhuệ này với hy vọng lực lượng thiện chiến này sẽ tiên phong trong các trận chiến và giành được thắng lợi. Nhờ vậy, sĩ khí trong quân tăng lên và các chiến dịch quân sự sẽ đạt được thành công lớn.Do coi trọng Hổ Báo kỵ nên Tào Tháo giao những chức vụ quan trọng trong đội kỵ binh này cho: Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Thượng, Tào Nhân, Tào Thuần, Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Hưu. Là lực lượng kỵ binh được Tào Tháo xem trọng, Hổ Báo kỵ được trang bị ngựa chiến cùng nhiều vũ khí như cung tên, giáo mác, áo giáp...Lực lượng Hổ Báo kỵ không phụ kỳ vọng của Tào Tháo khi lập được nhiều công trạng. Trong số này, tại trận Quan Độ diễn ra năm 200, Hổ Báo kỵ có quân số ít hơn nhưng vẫn đánh bại lực lượng của Viên Thiệu. Sau chiến thắng này, Tào Tháo dần ổn định cục diện ở phương Bắc. Về sau, Hổ Báo kỵ đánh bại nhiều thế lực lớn khác như Viên Đàm ở Nam Bì, các bộ tộc Ô Hoàn...Với sự góp sức đắc lực của Hổ Báo kỵ, Tào Tháo từng bước trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc và làm chủ vùng đất phương Bắc.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tào Tháo là một nhân vật lớn thời Tam quốc. Ông là người đứng đầu tập đoàn chính trị Tào Ngụy, tạo thế chân vạc với 2 đối thủ mạnh thời Tam quốc là Thục Hán do Lưu Bị đứng đầu và Đông Ngô do Tôn Quyền làm chủ.
Do vậy, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thành trì, lãnh thổ... cũng như ra sức chiêu mộ nhân tài.
Trong số 3 vị quân chủ của 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất thời đó, Tào Tháo được đánh giá là có lợi thế hơn khi có thể thống nhất vùng đất phương Bắc một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Để làm được điều này, Tào Tháo có một "át chủ bài" là đội kỵ binh tinh nhuệ có tên "Hổ Báo kỵ". Tên gọi của đội kỵ binh này xuất phát từ việc các thành viên đều chiến đấu dũng mãnh như hổ, báo khi giao chiến với kẻ thù.
Lực lượng Hổ Báo kỵ do Tào Thuần thống lĩnh. Đây là lực lượng tinh nhuệ của nhà Tào Ngụy. Các thành viên được lựa trọn đều là những người sở hữu sức mạnh phi thường, dũng mãnh, thuần thục cưỡi ngựa, bắn cung và giỏi chiến đấu.
Thêm nữa, tất cả đều tuyệt đối trung thành với Tào Tháo. Dù gặp phải kẻ địch mạnh đến đâu thì các thành viên Hổ Báo kỵ luôn nghe theo sự sắp xếp của Tào Tháo.
Tào Tháo dốc sức bồi dưỡng đội kỵ binh tinh nhuệ này với hy vọng lực lượng thiện chiến này sẽ tiên phong trong các trận chiến và giành được thắng lợi. Nhờ vậy, sĩ khí trong quân tăng lên và các chiến dịch quân sự sẽ đạt được thành công lớn.
Do coi trọng Hổ Báo kỵ nên Tào Tháo giao những chức vụ quan trọng trong đội kỵ binh này cho: Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Thượng, Tào Nhân, Tào Thuần, Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Hưu. Là lực lượng kỵ binh được Tào Tháo xem trọng, Hổ Báo kỵ được trang bị ngựa chiến cùng nhiều vũ khí như cung tên, giáo mác, áo giáp...
Lực lượng Hổ Báo kỵ không phụ kỳ vọng của Tào Tháo khi lập được nhiều công trạng. Trong số này, tại trận Quan Độ diễn ra năm 200, Hổ Báo kỵ có quân số ít hơn nhưng vẫn đánh bại lực lượng của Viên Thiệu. Sau chiến thắng này, Tào Tháo dần ổn định cục diện ở phương Bắc. Về sau, Hổ Báo kỵ đánh bại nhiều thế lực lớn khác như Viên Đàm ở Nam Bì, các bộ tộc Ô Hoàn...
Với sự góp sức đắc lực của Hổ Báo kỵ, Tào Tháo từng bước trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc và làm chủ vùng đất phương Bắc.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.